当前位置: 当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【ibongda.com】Lá dừa nước正文

【ibongda.com】Lá dừa nước

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 06:09:19 评论数:

Báo Cà MauHè rồi mà thằng cháu cứ ngày hai buổi được cha mẹ nó thay nhau đưa rước học thêm. Không học thì sợ thua bạn bè, với lại để nó ở nhà, suốt ngày “lặn hụp” với máy vi tính. Không nói cũng biết, hơn 90% thời gian là chơi game trực tuyến, còn lại chỉ giật mình coi bài vở sau khi nghe tiếng cót két mở cổng lúc cha mẹ về. Mà khổ, không vào mạng thì chẳng biết cho nó chơi cái gì bây giờ.

Hè rồi mà thằng cháu cứ ngày hai buổi được cha mẹ nó thay nhau đưa rước học thêm. Không học thì sợ thua bạn bè, với lại để nó ở nhà, suốt ngày “lặn hụp” với máy vi tính. Không nói cũng biết, hơn 90% thời gian là chơi game trực tuyến, còn lại chỉ giật mình coi bài vở sau khi nghe tiếng cót két mở cổng lúc cha mẹ về. Mà khổ, không vào mạng thì chẳng biết cho nó chơi cái gì bây giờ. Thấy vậy, ông cháu dắt nhau về quê cho đầu óc tay chân khoẻ khoắn ra, biết thêm quê của ông cha mình, nơi có đám dừa nước ven sông với những trưa hè bơi lội vui đùa để có được kỷ niệm về sau.

Ðón ông cháu tôi chỉ có thằng em con cô con cậu. Ðây là nhà cũ của ông tôi để lại cho cậu, cậu để lại cho em. Từ trước ra sau vắng teo, không nghe một tiếng gà, heo, chó. Hiểu ý tôi, thằng em nhanh nhảu:

- Vợ em đi ra chợ vàm một chút, còn hai đứa con em sáng sớm có việc cũng đi, chắc chiều mát chúng nó về.

Lá dừa nước, nét đặc trưng của miền sông nước Nam Bộ.   Ảnh: HOÀNG VŨ

Ðể em thoải mái, tôi liền hỏi thăm mấy người bà con trong xóm, rồi chuyện làm ăn của chú em. Cảm giác trong tôi dường như có sự xáo trộn lớn từ mùa màng đến cuộc sống qua trật tự sắp xếp “nội thất” cùng lời nói. Ðịnh đến thăm từng nhà trong xóm nhưng nắng hè ban trưa gắt quá, thôi thì chiều mát cũng không muộn.

Nồi cơm lá dứa toả hương thơm lừng, tôi vội vào tiếp một tay. Chú nó cứ đi tới đi lui có vẻ ngóng chờ thím về ăn luôn thể cho vui. Có hơn nửa tiếng sau, quá trưa chẳng thấy, gọi di động cho thím, hai người nói gì tôi không rõ. Quay qua tôi, chú mời với kiểu miền Tây sông nước:

- Anh em mình lên "bụp" trước, đói quá anh ơi.

Bụng chưa nghe gì, chỉ cồn cào bởi không gian, căn nhà trọi lõi chung quanh không tìm ra một bóng cây dù nhỏ nhất. Ðám dừa nước ven sông um tùm nổi tiếng năm xưa bây giờ không còn nữa. Bao nhiêu sự rạo rực lúc chuẩn bị đi đến giờ này gần như tan biến. Cầm chén cơm mà kỷ niệm cứ tuôn trào.

Ðịnh tập tành cho thằng cháu bơi dưới nắng gió quê thành thục để lấy oai cho mùa hè “cải cách” với vợ con, nhưng hỡi ơi dòng sông, con nước bây giờ đã khác. Nước từ các nơi có nhà máy chế biến tôm đông không xử lý, phân rác thải của bà con hai bên bờ, còn nghe nói có cả cá sấu xổng chuồng nữa. Ông đành bất lực dỗ dành cháu ngả lưng lên bộ ván giữa nhà nhưng không tài nào nhắm mắt được. Hết tay ông chuyển qua tay cháu nối nhau quạt xành xạch vì nhà hộp, bít bùng, trên lợp thiếc, thằng cháu cứ loay hoay xoay trở kiểu nằm mãi. Thấy vậy, tôi lấy chiếc võng trong ba lô đi ra hậu vườn, gần mộ ông bà, nơi có vài cây cổ thụ, gió từng cơn mặn nồng, thằng cháu nằm với tôi mới có vài nhịp đong đưa đã ngủ khì. Chắc đi đường thấm mệt nên thế. Lát sau, tôi cũng nhắm mắt định để đó nghĩ ngợi, bỗng chốc cơn buồn ngủ lại đến với tôi, lúc đầu còn chập chờn, sau đó như lơ lửng, như mơ hồ.

Từ trên cao, tôi như đang bay chung mây, phía dưới một màu xanh ngút ngàn dừa nước nối đuôi điệp trùng. Một làn gió cũng đủ tạo hình của sóng lượn quanh xa tít chân trời. Giữa ngàn xanh, con kinh ngoằn ngoèo như chiếc lược có hình bướm cài vừa chắn vừa điểm tô tạo nét đẹp chấm phá làm người ngẩn ngơ, tần ngần không chán. Hạ độ cao, giảm tốc tìm ngôi nhà thân quen của ông tôi. Ðây rồi, song trùng đám dừa nước là con lộ đất đỏ, bên dưới có hàng còng thân to hình chiếc ô, xa xa vài ngôi nhà cũng chen trong vòm lá, cách nhau bằng con mương nhỏ, phía trên có hàng râm bụt. Râm bụt tuy cùng màu nhưng dễ nhận diện bởi chiếc hoa lồng đèn màu đo đỏ lắc lư tạo tín hiệu hạ cánh.

Trưa hè, bọn tôi tụm lại, cởi áo nhảy từ bờ ụ lao thẳng xuống dòng sông ngụp lặn đã đời rồi chia phe đánh trận có súng trên những chiếc xe lội nước tất cả thiết bị, khí tài, đạn dược đều bằng bụp dừa nước. Ðạn bắn nhau là tát nước vào mắt khi giáp lá cà, có pháo hỗ trợ từ xa bằng bình bát chín hườm, hết mùa bình bát mới dùng tới đất. Sau cùng là trò đuổi bắt dưới nước cho sạch sẽ tới khi nghe tiếng gọi của người lớn mới chịu lên bờ mặc đồ chạy về nhà lục cơm nguội.

Say nắng hay say tình, giấc trưa hậu vườn càng sâu hơn. Sau một vòng trên không, tôi tiếp tục trở lại tuổi mười lăm, mười sáu ngày ấy.

Tôi, tôi đây rồi bằng da bằng thịt đàng hoàng, đầu ngúc ngắc trên chiếc cổ đen xì, mồ hôi nhễ nhại, đôi chân tới lui thoăn thoắt nhịp nhàng đưa từng đôi lá sạch đẹp ngay ngắn không râu cho các anh, các chú ngồi lợp ở trên nóc nhà. Tôi rất khoái công đoạn mình làm, bỗng dưng từ trên cao có chú gì đó gọi móc xuống:

- Cho anh em tôi đổi thằng mắc dịch này (chỉ trỏ). Nó cứ trân trân mấy đứa ngồi làm cá nên đưa lá lên tréo ngoe cẳng ngỗng hoài!

Tôi không để ý, tưởng nói ai về cái gì gì. Tới hồi con nhỏ làm cá, nhà nó ở cuối xóm, trạc tuổi tôi có nước da bánh ít, duyên dáng, cặp mắt to đen láy nhưng đượm chút của “điệu buồn phương Nam”, từng bước ngập ngừng rồi bất chợt gỡ tay tôi để giành “vé” “phân phối” lá. Quê kệch người. Không sao, “bồng em khỏi xay lúa”. Tôi chạy một mạch ra sau vườn kéo vào một ôm lá to đùng thảy dưới chân em - biểu hiện sức mạnh có thừa - trong tiếng cười trêu chọc của mọi người!

Làm xong nhà, cơm nước với “mồi bén” no nê, các chú lai rai, thời sự làng trên xóm dưới tới chiều. Bọn chúng tôi cũng luẩn quẩn phục vụ. Tới hồi uống trà, chú gì đó già nhất ngoắt tôi lại ngồi kề, bằng giọng dạy bảo, thân tình:

- Cháu biết không, hằng năm, tới mùa gió chướng ngoài đồng lúa đơm bông, trong nhà rảnh việc, chòm xóm cùng nhau một số đốn lá xé ra, xếp phơi, một số rọc cà bắp, bụp bè làm lạt. Làm xong, cứ để đó, nhà nào có nhu cầu lợp thì các nhà khác góp lại, nhà ba căn có tới hơn một thiên lá chứ ít ỏi đâu. Lá phơi khô được phân loại rồi kéo tới nhà cần lợp, tới đây tiếp tục xếp gọn gàng chồng chồng lên nhau thành đống cho lá thẳng đẹp, dẽ dặt.

 Ngưng lại, chú kéo hơi thuốc thật sâu, nhả khói rồi với tay nhấp ly trà, khà hơi giọng khẽ khàng:

- Ngày lợp nhà được thông báo trước, từ tờ mờ sáng cho người biết lợp. Người biết lợp là người làm nhanh, đẹp, không bị lá nước cũng như không bị lỗi khi buộc các nuộc lạt. Mỗi người một bó, mang lạt nhúng nước cho dẻo sau khi đã thui đầu rồi trèo lên mái nhà, cứ hai người lợp một ly. Số còn lại không đòi hỏi tay nghề cao, chỉ cần kỹ lưỡng để làm các việc như tề lá, kéo lá và đưa lá, riêng người đưa lá như cháu sớm nay bị rầy đó là ngoài việc ngắt bỏ râu cho sạch còn phải đưa cho đồng đôi, đúng mép - đương nhiên phải kịp thời.

Thật tiếc, đang tình tiết câu chuyện ngày xưa chưa đến hồi kết, cơn mưa bất chợt rào rạt đến ran rát mặt, ông cháu tôi giật mình, vội vàng cuống cuồng chạy vào nhà.

Ðêm xuống, nhà thiếc ngược lại với nhà lá, nhà lá đầu hôm vẫn mát, đêm càng khuya càng ấm áp. Trằn trọc tìm giấc ngủ, nghe tiếng kéo cửa và tiếng cằn nhằn của chú em mới biết thím về, tôi vội chui ra khỏi mùng chào hỏi. Thím trông có vẻ mệt mỏi đến mức phờ phạc chào lại tôi rồi đi thẳng vào buồng không hỏi han thêm một câu. Hơi buồn, đang nghĩ suy, hai đứa cháu trai lại về, đứa em say khướt chẳng nhìn thấy tôi, đứa anh chào tôi cho có rồi lại oang oang với ba nó:

- Tôi nói rồi, ba ham một triệu đồng, bán con điều “mồng chập” để hôm nay đụng phải nó. Vô, mới buông đuôi nó tung ra cú nạp thần tốc như đại liên bụi bay mù mịt, con ô của tôi dính cựa hộc máu không kịp cứu chữa, cúng trận mở màn hết năm triệu.

Nó dứt lời, ba nó buồn rầu trách móc con:

- Hôm trước, sau lần thua sạch tiền bồi hoàn đợt một, con nói với ba không cờ bạc sao bây giờ con lại tham gia món này nữa?

- Hừm... thời buổi này quơ quào cho nhanh còn không giàu kịp người ta, ba ở đó mà cắc củm nuôi với trồng.

Nó biết tôi đã vào mùng, nói với vào:

- Không hay bác về, bác dậy đi. Tôi dẫn bác ra vàm kiếm chút “tươi mát” kẻo già chết không biết cái chi. Làng quê bây giờ có đủ các loại “gà móng đỏ", "chân dài tới nách” bác ạ - nó cười hô hố đến ngả nghiêng.

Tôi định bước ra phân tích cho vỡ lẽ cái sai, cái đúng để nó chừa và làm gương cho em nó. Chưa kịp ra, nó đã tốc mùng kéo chân tôi, tôi chỉ còn biết vùng vẫy và lựa lời từ chối...

Sáng ra, ông cháu tôi từ giã mọi người, từ giã làng quê xưa sau một ngày về thăm để trở lại thị thành tiếp tục công việc của mình. Ngồi trên xe, chốc chốc ngoái lại nhìn, sau lớp bụi đường loang lổ ổ gà, tin chắc nay mai sẽ sửa chữa lành lặn, chỉ đau cho cái “ổ cứng” ở đầu bị vi-rút xâm nhập và rõ ràng chúng đang xoá dần cái mà ngàn đời cha ông gìn giữ, vun đắp, chứ nói chi việc tiếp nhận tinh hoa.

Cây dừa nước, hai em và các cháu có biết, nó có mặt trên trái đất này bảy mươi triệu năm và hiện tại nó có nguy cơ tuyệt chủng dần bắt đầu ở Singapore và sẽ xảy ra ở một số nước khác, không loại trừ Việt Nam, trước mắt là quê mình. Lá dừa nước thích hợp cho vùng bãi bồi ven sông, nơi có con nước lớn ròng chầm chậm chảy. Từ lá, cọng, cà bắp tới bụp bè đều hữu dụng cho người nông dân. Dừa nước hiện tại các khu resort hay các nhà hàng họ lại chuộng như là "mốt nhà" thời hiện đại. Mới đây còn nghe nói ở Malaysia người ta trồng dừa nước sau bốn năm bắt đầu cho nhựa để chế biến thành đường có chất lượng cao, năng suất gấp ba lần trồng mía và chỉ tốn chi phí trồng một lần cho nhiều năm.

Và điều tôi muốn nhắc lại, chắc giờ này mấy cháu ở quê chẳng muốn nghe. Thôi thì cứ truyền đạt cho thằng cháu đang ôm eo. Ở quê ngày ấy cháu à, trừ một số việc nhỏ, còn lại đều làm vần công, vần công từ ngoài đồng như cấy cày, nhổ mạ, tát đìa... đến trong nhà như đám tiệc, dệt chiếu, lợp nhà... Thương yêu, giúp nhau trở thành nét văn hoá đặc trưng quê hương miền sông nước. Thấy thằng cháu gật gật đầu, lòng mừng nhưng nó còn bé quá biết nó có hiểu đủ và nhớ không đây?./.

Trịnh Công Văn

最近更新