Phân biệt hình thức quỹ tài chính và quỹ hoạt động
Báo cáo một số vấn đề lớn của dự thảo Luật về Hội,áchộiphảituânthủnguyêntắctựtrangtrảikinhphíhoạtđộkết quả mu hôm qua Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật (UBPL) Nguyễn Khắc Định cho biết, dự thảo Luật vẫn còn một số vấn đề lớn có ý kiến khác nhau như phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; chính sách đối với hội; điều kiện thành lập hội…
Trong đó, một vấn đề liên quan đến tài chính có nhiều ý kiến quan tâm là khái niệm và quy chế cho các quỹ liên quan đến hội. Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đề nghị cần có quy định bao quát cho cả các quỹ có mục tiêu vận động tài chính, cũng hoạt động như hình thức hội, như là Quỹ phát triển đại học quốc gia…. nhưng chưa có quy định nào điều chỉnh loại quỹ này.
“Quỹ ở đây là quỹ tài chính, khác hoàn toàn với quỹ hoạt động. Nói là quỹ, nhưng thực ra là hội, có điều lệ, có tổ chức hoạt động”, ông Nguyễn Văn Giàu cho biết.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Anh Tuấn giải trình, về khái niệm, quỹ là một hình thức tổ chức của hội. Hội khi thành lập được tổ chức dưới tên gọi khác nhau, hội, liên hiệp hội, hiệp hội, tổng liên đoàn, liên đoàn hay quỹ.
Trong các cơ quan nhà nước cũng có quỹ tài chính nhưng thực hiện chức năng nhiệm vụ đã được quy định. Hoạt động của quỹ bên cạnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ còn chịu sự điều hành của cơ quan chủ quản. Ngược lại, hình thức quỹ theo luật này không có cơ quan chủ quản mà là một hình thức hội, có tôn chỉ, mục đích, tuy nhiên không có hội viên như hội.
Pháp luật về hội phải bảo đảm nguyên tắc “5 tự”
Liên quan đến chính sách của Nhà nước đối với hội, dự thảo Luật trình Quốc hội trước đây quy định ngân sách nhà nước (NSNN) bảo đảm kinh phí hoạt động với các hội thành lập do nhu cầu của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần thực hiện theo đúng Luật NSNN năm 2015, tránh cơ chế xin – cho.
Do đó, dự thảo Luật lần này đã được tiếp thu chỉnh lý theo hướng phù hợp với chủ trương của Đảng và thống nhất với Luật NSNN. Theo Chủ nhiệm UBPL Nguyễn Khắc Định, một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội là hội phải tự trang trải kinh phí hoạt động, Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động cho hội khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, còn các vấn đề cụ thể hơn đã được Luật NSNN giao Chính phủ quy định.
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên UBTVQH cơ bản nhất trí với quan điểm này. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, pháp luật về hội phải bảo đảm nguyên tắc “5 tự”: tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm; đồng thời, các hội hoạt động phải bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, hoạt động thường xuyên và không vụ lợi.
Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý có 5 nguyên tắc “tự” nhưng có những nguyên tắc thường không được thực hiện đúng. Chủ tịch Quốc hội nêu ví dụ, ngành nào đó có một thứ trưởng khi nghỉ hưu lại ra làm chủ tịch một hội, từ đó xin nhà, xin xe, xin ngân sách, thậm chí xin biên chế cho hội.
“Thực ra các hội này nói chung làm rất tốt, nhưng cũng quá nhiều, nên việc đi vận động các doanh nghiệp, vận động tài trợ chưa có trật tự, làm người ta cũng than, doanh nghiệp cũng nói”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Do đó, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu quy định khoản 2 về các hội tham gia xã hội hóa phải bỏ chữ “bảo đảm”. Các hội tham gia xã hội hóa tùy năng lực, tùy khả năng, mức độ tham gia. Nếu quy định Nhà nước “bảo đảm” tức là Nhà nước phải có chính sách, cơ chế để các hội thực hiện xã hội hóa. Đây có thể là “cái cớ” để sau này, các tổ chức hội “đòi” Nhà nước phải có chính sách, cơ chế bảo đảm thực hiện xã hội hóa cho các hội.
“Nhà nước chỉ nên khuyến khích các tổ chức hội tham gia xã hội hóa, còn thực hiện xã hội hóa như thế nào thì phải bình đẳng như các chủ thể khác”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ./.
H.Y