Vốn kinh doanh của DNNN chiếm 27,ơndoanhnghiệpnhànướclàmăncólãlive đá bóng7%
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN (Ban Chỉ đạo) về tình hình phát triển DN năm 2016 và 2017, số DN thành lập mới năm 2017 đạt mức kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay với 126.859 DN, tăng 15,2% so với năm 2016. Tổng số vốn đăng ký của các DN thành lập mới là 1.295.900 tỷ đồng, tăng 45,4% so với năm 2016.
Trong khi đó, số DN giải thể, phá sản là 12.113 DN, giảm 2,9% so với năm 2016. Số DN ngừng hoạt động có đăng ký là 21.684 DN, tăng 8,9%. Số DN quay trở lại hoạt động là 26.448 DN, giảm 0,9%.
Tính đến 31/12/2017, tổng số DN đang hoạt động trên cả nước ước tính là 561.064 DN, tăng 11,1% so với năm trước đó. Về hộ kinh doanh cá thể, tính đến 1/7/2017 cả nước có 5,14 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (cơ sở cá thể), tăng 4,8% so với năm 2016.
Về một số chỉ tiêu kinh doanh, báo cáo của Ban Chỉ đạo cho biết, nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của khu vực DN vào thời điểm 31/12/2016 là 30,1 triệu tỷ đồng. Trong đó, vốn tại các DN ngoài nhà nước là 16,75 triệu tỷ đồng, chiếm 55,5% tổng nguồn vốn. Vốn của các DNNN là 8,36 triệu tỷ đồng và các DN FDI là 5,01 triệu tỷ đồng.
Tổng doanh thu thuần của khu vực DN đạt 17,4 triệu tỷ đồng. Trong đó, tổng doanh thu của các DN ngoài nhà nước là 9,76 triệu tỷ đồng, chiếm 56% doanh thu của toàn bộ DN. Các DN FDI chiếm 4,8 triệu tỷ đồng và các DNNN chỉ chiếm 2,88 triệu tỷ đồng.
DN FDI: Lợi nhuận cao, đóng góp ngân sách thấp
Xét về lợi nhuận, một báo cáo chi tiết của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực DN là 712.947 tỷ đồng. Các DN FDI dù chỉ chiếm tỷ lệ hơn 16% về vốn, 27,5% về doanh thu, số lượng DN, lao động không cao trong tổng số DN, nhưng số lợi nhuận đạt cao nhất là 327.400 tỷ đồng, chiếm 45,9% lợi nhuận toàn bộ các DN, tăng bình quân 17,3%/năm so với giai đoạn 2010 – 2016. Các DN ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ lớn nhất về số DN, lao động và vốn nhưng chỉ tạo ra lợi nhuận khiêm tốn 188.100 tỷ đồng, chiếm 26,4% lợi nhuận, tăng bình quân 8,4%/năm so với giai đoạn trước. Các DNNN tạo ra 197.400 tỷ đồng, chiếm 27,7% và tăng bình quân 9,4%/năm.
Tuy nhiên, dù tạo ra lợi nhuận thấp nhất trong các thành phần kinh tế, nhưng các DN ngoài nhà nước lại đóng góp vào ngân sách năm 2016 cao nhất với 434.700 tỷ đồng. Tiếp theo là các DNNN đóng góp 277.300 tỷ đồng. Các DN FDI dù tạo ra lợi nhuận lớn nhất nhưng lại có tỷ lệ đóng góp vào ngân sách thấp nhất là 250.900 tỷ đồng.
Xét về tỷ lệ kinh doanh có lãi, các DNNN có tỷ lệ kinh doanh có lãi cao nhất với 83,5%, tiếp đến là các DN FDI 54,4% và thấp nhất là các DN ngoài nhà nước chỉ đạt 47%. Tính chung cả nước, tỷ lệ DN kinh doanh có lãi là 47,3%. Xét về đóng thuế thu nhập DN (TNDN), tỷ lệ các DN kinh doanh có lãi đóng thuế TNDN cả nước là 73,4%. Trong đó, tỷ lệ đóng thuế TNDN của các DNNN đạt cao nhất là 83,9%, các DN FDI đạt 75,2% và thấp nhất là các DN ngoài nhà nước 73,3%.
Chưa thể yên tâm về sức khỏe DN
Tại cuộc họp gần đây của Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, bức tranh sức khỏe DN đến nay đã khá hơn nhiều, tuy còn phải cố gắng nhưng gần một nửa số DN có lãi cũng là kết quả tích cực. Dự kiến năm 2017, tỷ lệ này sẽ đạt mức cao hơn. Tuy nhiên số DN đang hoạt động hiện nay còn cách xa mục tiêu 1 triệu DN hoạt động hiệu quả vào năm 2020. Như vậy, tính bình quân từ nay đến năm 2020 mỗi năm phải thành lập mới 180.000 DN, bởi chỉ tiêu năm 2018 cả nước thành lập mới 135.000 DN. 85% DNNN làm ăn có lãi nhưng tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn và trên doanh thu còn thấp. Chi phí tài chính của DN vẫn còn cao, chưa kể chi phí ngầm, “bôi trơn”, không chính thức. “Sức khỏe của DN thế này vẫn chưa yên tâm được”, Phó Thủ tướng nói.
Đề xuất định hướng, giải pháp phát triển DN để đạt mục tiêu 1 triệu DN đến năm 2020, Ban Chỉ đạo cho rằng các bộ ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện điều kiện kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để tăng nhanh số lượng DN thành lập mới, DN khởi nghiệp.
Bên cạnh đó, tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu thành phần kinh tế trong DN theo hướng sắp xếp lại DNNN, thu hút FDI hiệu quả hơn và đặc biệt khuyến khích, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Tổng cục Thống kê cũng đề nghị nhanh chóng đưa Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa vào cuộc sống để sớm hỗ trợ và khuyến khích các DN nhỏ và vừa phát triển nhanh, hiệu quả.H.Y
顶: 4744踩: 38
【live đá bóng】Hơn 83% doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi
人参与 | 时间:2025-01-11 06:37:37
相关文章
- Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- Hà Nội: GRDP năm 2019 ước tăng 7,46%
- Toàn cầu khó có thể phong tỏa nền kinh tế lần thứ hai
- Nhà sản xuất xe BMW ghi nhận doanh số cao kỷ lục trong tháng 10
- Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- Tăng cường bảo mật thông tin trên môi trường internet
- IEA: Chi tiêu vào đổi mới năng lượng cần tăng gấp 3 để đạt mục tiêu khí hậu
- Ngân hàng Trung ương Nga dừng mua USD: Phép thử mới cho đồng rúp
- Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- Bí quyết đạt 8.5 IELTS của 3 nữ sinh vừa trúng tuyển Học viện Ngoại giao
评论专区