Cảnh sát Mỹ được triển khai gần Nhà Trắng ở Washington DC.,ạviệnMỹthôngquadựluậtvềcảitổlựclượngcảnhsáddas bongs hoom nay ngày 3/6/2020 nhằm ngăn người quá khích trong cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc. Nguồn:AFP/TTXVN
Ngày 25/6, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật cải tổ lực lượng cảnh sát do đảng Dân chủ đề xuất, mở đường đưa dự luật này lên Thượng viện Mỹ xem xét bất chấp sự phản đối của Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nghị sỹ đảng Cộng hòa.
Với 236 phiếu thuận và 181 phiếu phản đối, dự luật đã được Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát thông qua đúng thời điểm một tháng sau vụ công dân da màu George Floyd tử vong khi bị cảnh sát bắt tại thành phố Mineapolis, bang Minnesota.
Vụ việc đã thổi bùng phong trào biểu tình trên toàn nước Mỹ nhằm phản đối tình trạng cảnh sát bạo lực với người dân, đặc biệt là những người Mỹ gốc Phi.
Hôm 8/6, đảng Dân chủ đã công bố đề xuất cải tổ cảnh sát với tên gọi “Đạo luật Công lý trong Hành pháp 2020” nhằm ngăn chặn phân biệt chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự, đề ra những thay đổi trong hệ thống luật pháp và chính sách để kiềm chế những hành vi sai trái của cảnh sát.
Dự luật sẽ giúp việc truy tố các vi phạm của cảnh sát trở nên dễ dàng hơn, cấm hành động “khóa cổ” và xử lý các hành vi phân biệt chủng tộc. Dù đã được Hạ viện thông qua nhưng rất ít khả năng dự luật sẽ được thông qua tại Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát mà không phải điều chỉnh nội dung.
Hiện hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong vấn đề cải tổ lực lượng cảnh sát để loại bỏ những hành vi phân biệt chủng tộc.
Hôm 24/6, các nghị sỹ đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ cũng đã bác một dự luật cải tổ lực lượng cảnh sát do đảng Cộng hòa đề xuất, với lý do văn kiện này chưa bao gồm các biện pháp thực sự mạnh mẽ.
Dự luật của đảng Cộng hòa, được Tổng thống Donald Trump ủng hộ, không khuyến khích nhưng cũng không cấm lực lượng bảo vệ pháp luật có các hành động vũ lực mạnh tay như ghì cổ khi xử lý các đối tượng.
Ngoài ra, văn kiện này cũng đề xuất cập nhập thông tin về các cảnh sát có hành vi lạm dụng vũ lực vào cơ sở dữ liệu quốc gia để thực hiện "thanh lọc" lực lượng cảnh sát.
Tuy nhiên, dự luật không dỡ bỏ hoặc hạn chế quyền miễn trừ trách nhiệm của cảnh sát, vốn là một quy định gây tranh cãi khi tạo điều kiện để cảnh sát không bị truy tố khi vi phạm.
Các cuộc biểu tình đã xảy ra trên toàn nước Mỹ trong nhiều tuần qua nhằm phản đối tình trạng bạo lực sắc tộc sau vụ người đàn ông da màu Floyd tử vong.
Biểu tình cũng đã lan ra tại nhiều nước trên toàn thế giới, trong đó nhiều sự kiện diễn ra trong hòa bình, nhưng cũng có những cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn đường phố, cướp phá cửa hàng hay đập phá tượng đài nhiều nhân vật lịch sử, buộc cảnh sát phải can thiệp.
TheoVietnam+