【soi kèo gangwon】Gỡ khó cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
(CMO) Theo thông tin từ Sở Công thương, qua kiểm tra giám sát thực tế thời gian qua, vẫn còn tình trạng một số cửa hàng xăng dầu thuộc hệ thống đại lý bán lẻ của các thương nhân phân phối ngưng bán hàng trong vài giờ. Nguyên nhân là nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng cao sau khi các hoạt động trở lại bình thường và do lượng cung xăng dầu vận chuyển từ kho doanh nghiệp đầu mối về chưa kịp thời.
Sở Công thương phối hợp với Cục Quản lý thị trường, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cam kết thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu. Đến thời điểm này chưa phát hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng.
Đến thời điểm này, qua kiểm tra, ngành chức năng chưa phát hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng xăng dầu. |
Qua kiểm tra được biết, các thương nhân phân phối còn khó khăn trong việc mua hàng từ các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh như: Công ty TNHH Lý Tấn Tài, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Lê Hùng Ny (tỉnh Kiên Giang), Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Cửu Long - Chi nhánh Bạc Liêu, Công ty TNHH xăng dầu Hiền Đức,...
Theo một số thương nhân phân phối có hệ thống đại lý bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh cho biết, do tình hình xung đột chính trị thế giới, sản lượng của các nhà sản xuất dầu mỏ trên thế giới chưa đáp ứng nhu cầu các nước phục hồi kinh tế; giá xăng dầu thế giới (cả dầu thô và xăng dầu thành phẩm) liên tục biến động và tăng cao, trong khi kỳ điều hành giá xăng dầu trong nước chu kỳ 10 ngày nên chênh lệch giá xăng dầu thế giới và giá xăng dầu trong nước rất cao. Do vậy, các thương nhân đầu mối kinh doanh hạn chế nhập khẩu, hạn chế cung cấp xăng dầu cũng như giảm chiết khấu kinh doanh cho các thương nhân phân phối (chiết khấu của các thương nhân đầu mối kinh doanh áp dụng cho các thương nhân phân phối là 0 đồng/lít tại kho của thương nhân đầu mối). Dự báo trong thời gian tới thị trường xăng dầu trong nước tiếp tục khan hiếm.
Sở Công thương đề xuất UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo lực lượng chức năng (Quản lý thị trường, Đoàn kiểm tra liên ngành 389/CM ...) tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi đầu cơ, găm hàng, giảm thời gian bán hàng, tạo khan hiếm xăng dầu,..., đảm bảo ổn định thị trường xăng dầu trên bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, sớm ổn định thị trưởng xăng dầu nội địa, Sở Công thương đề xuất UBND tỉnh kiến nghị Bộ Công thương tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong việc điều hành giá xăng dầu phù hợp, linh hoạt theo quy định tại khoản 27, Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP, ngày 1/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; đồng thời, xem xét trong cơ cấu tính giá cơ sở điều hành giá xăng dầu quy định cụ thể chi phí định mức tối thiểu, lợi nhuận định mức tối thiếu đối với thương nhân đầu mối kinh doanh, thương nhân phân phối và đại lý bán lẻ phù hợp, hài hoà, đảm bảo chi phí hoạt động các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu./.
Kim Cương
相关推荐
- Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
- Năng suất lao động Việt Nam còn thua xa các nước
- "Dài cổ" chờ tòa thụ lý đơn kiện
- Thái Nguyên đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo bứt phá phát triển kinh tế
- Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- Khai thác khoáng sản: Doanh nghiệp lợi, người dân thiệt?
- CMC Telecom tham dự sự kiện đối thoại giữa các đối tác của Fortinet
- Hải Phòng chi 400 tỷ đồng thực hiện 81 nhiệm vụ chuyển đổi số