【keo tbn】Khai thác khoáng sản: Doanh nghiệp lợi, người dân thiệt?

 人参与 | 时间:2025-01-24 23:53:13

khai thac khoang san doanh nghiep loi nguoi dan thiet

Khai thác khoáng sản gây ra những biến động về địa chất, cảnh quan... (Ảnh: ST)

Vì thế, cần xem xét lại trách nhiệm của chính quyền địa phương, DN cũng như công tác xây dựng, giám sát thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Nhiều hộ dân bị “đặt” vào vùng nguy hiểm

Ông Đặng Quốc Tuấn, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 14, thị trấn Trại Cau: “Đại diện Mỏ sắt Trại Cau cho rằng hoạt động khai thác chỉ ảnh hưởng trong bán kính 300m, nhưng thực ra tác động rất rộng với mực nước ngầm. Nguy cơ sụt lún nền đất là rất lớn, nhất là vào mùa mưa, ai cũng nơm nớp lo sợ. Chúng tôi nghi ngờ báo cáo đánh giá tác động môi trường không chính xác. Cần xem xét lại việc đánh giá tác động môi trường và có sự tham gia của người dân vào vấn đề này”.

Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành khai thác khoáng sản đem lại, thực tế cho thấy, hoạt động này phá vỡ cấu trúc địa chất cảnh quan, tạo ra các bãi thải và hồ chứa với diện tích lớn, các tác động môi trường từ hoạt động này vẫn có thể tiếp diễn sau khi kết thúc hoạt động khai thác do sạt lở bãi thải, sụt lún lòng đất, làm ô nhiễm nguồn nước, bầu không khí và gây bệnh tật cho con người. Ở nước ta, người dân tại nhiều địa phương đã phải chịu tác động tiêu cực từ hoạt động kinh tế này.

Theo bà Nguyễn Thanh Thủy, Điều phối viên Liên minh khoáng sản, khai thác khoáng sản là hoạt động sử dụng một diện tích đất lớn. Sau khi kết thúc dự án, diện tích đất này rất khó đưa trở lại để khai thác trong nuôi trồng. Điều đáng nói, đất bị khai thác lớn tỉ lệ thuận với ô nhiễm môi trường. Ở Việt Nam, hàng năm khai thác than thải ra môi trường 4,6 tỉ m3 đất đá thải, khai thác apatít tại Lào Cai phát sinh 3 triệu m3 đất đá, khai thác bauxite tại Tân Rai (Bảo Lộc, Lâm Đồng) phát sinh 11 triệu m3 bùn đỏ...

Ông Vũ Đăng Khoa, Chủ tịch UBND thị trấn Trại Cau (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) cho biết, địa phương có ưu thế về tài nguyên (quặng sắt) với trữ lượng lớn. Hiện nay diện tích khai thác khoáng sản tại địa phương là 124 ha, chiếm khoảng 20% diện tích. Thừa nhận hoạt động khoáng sản có đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, nhưng hoạt động này nhiều năm qua cũng đã tác động tiêu cực rất lớn đến môi trường, xã hội như làm sụt giảm mực nước ngầm, bụi, sụt lún, sạt lở đất, hệ thống giao thông đường bộ bị hư hỏng do xe tải trọng lớn... Theo ông Khoa, hàng trăm hộ dân nằm trong vùng đặc biệt nguy hiểm, có thể sụt lún bất cứ lúc nào.

Báo cáo của Liên minh Khoáng sản cũng cho biết, tại xã Tân Pheo (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình), 3 mỏ sắt được phát hiện, trong đó riêng Công ty TNHH Đức Thái đã khai thác trên diện tích 7 ha. Việc khai thác mỏ sắt tại đây đã làm 40 hộ dân mất đất vào năm 2006, mức giá đền bù cho người dân chỉ 1.000 - 2.000 đồng/m2 khiến các hộ dân khó khăn trong việc chuyển đổi sinh kế. Chưa kể, hoạt động khai thác gây bồi lấp suối Phổn, là kênh thoát lũ và cũng là nguồn cung cấp nước sạch và thủy sản chính trong xã. Ngoài ra, khai thác khoáng sản cũng để lại những tác động tiêu cực tới sức khỏe của người dân. Tại xã Giáp Lai, huyện Sơn Thủy, tỉnh Phú Thọ, nơi có 3 DN đang khai thác khoáng sản, năm 2011, tỷ lệ ung thư và chết do ung thư của xã cao, trong số 35 người chết có tới 21 người chết do ung thư.

Nhiều xung đột

Tác động của khai thác khoáng sản đến cuộc sống của người dân khiến xung đột trong hoạt động khoáng sản ngày càng phổ biến và gay gắt. PGS.TS Phạm Bích San, Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và các vấn đề phát triển cho biết, nhiều vụ việc có hàng ngàn người dân tụ tập phản đối hoạt động khoáng sản làm ảnh hưởng đến nhiều chương trình phát triển của xã hội, đến công việc của chính quyền và người dân. Theo PGS.TS Phạm Bích San, các DN theo đuổi mục đích lợi nhuận nên thường xem nhẹ vấn đề môi trường, trong khi không ít người dân theo đuổi mục tiêu bình ổn đời sống nên thường chỉ thấy lợi ích trước mắt, còn chính quyền địa phương chỉ mong hướng tới sự ổn định, do đó thường giải quyết mâu thuẫn theo cách “vo gọn” sự việc lại nhằm hạn chế phiền toái.

Theo nhiều đánh giá, việc sử dụng nguồn thu đầu tư khắc phục các hậu quả môi trường và xây dựng các công trình dân sinh tại địa phương chịu ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác khoáng sản còn rất hạn chế, một phần do thiếu các cơ chế quản lý và giám sát cụ thể. Theo ông Vũ Đăng Khoa, Luật Khoáng sản quy định, địa phương nơi thực hiện khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ kinh tế xã hội, nhưng thực tế thị trấn Trại Cau không được hưởng gì từ nguồn thuế tài nguyên. Với phí bảo vệ môi trường, ông Khoa cho biết Nghị định 74/2011/NĐ-CP quy định nguồn phí này trích 100% cho địa phương nơi thực hiện hoạt động khai thác để khắc phục môi trường. Hiện tỉnh Thái Nguyên mới có cơ chế trích lại cho huyện chứ không bố trí trích lại cho thị trấn - nơi trực tiếp có hoạt động khai thác. Trong khi, huyện chỉ có cơ chế trích 80% cho các xã thị trấn nhưng khống chế không quá 500 triệu đồng/năm, điều này là rất bất cập.

Dưới góc độ DN, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Đảng ủy Mỏ sắt Trại Cau - Thái Nguyên cho biết DN đã hoàn thành nghĩa vụ của mình khi mỗi năm DN đóng khoảng 40 tỷ đồng thuế, phí, trong đó nộp gần 20 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường. “Vấn đề thu, chi thuế, phí bảo vệ môi trường cần được chính quyền địa phương minh bạch, công khai để người dân nắm rõ DN đã đóng thuế, phí đầy đủ, và nguồn thu đó đã được sử dụng đầu tư trở lại trong hoạt động môi trường ra sao, nếu không, người dân sẽ luôn có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với các DN hoạt động khai khoáng”, ông Quảng đề xuất.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, tới đây cần phải làm rõ khái niệm “địa phương nơi thực hiện hoạt động khai thác” là cấp nào (tỉnh, huyện hay xã, thị trấn), không nên chung chung. Ngoài ra, để hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường và người dân, DN cần phải có đánh giá tác động môi trường rõ ràng hơn, việc đánh giá cũng cần phải có sự tham gia của các tổ chức cộng đồng, người dân địa phương. “Đối với các khu vực khai thác gây ảnh hưởng môi trường thì chính quyền địa phương cần phải nắm bắt các vấn đề phát sinh thông qua người dân và các tổ chức cộng đồng, xử lý kịp thời những vướng mắc của người dân trong quan hệ với các DN và sử dụng đúng những nguồn đầu tư để phục hồi môi trường…”, PGS.TS Phạm Bích San kiến nghị.

“Khảo sát của Liên minh Khoáng sản tại 30 xã có hoạt động khoáng sản cho thấy chỉ có 6 xã cho biết hàng năm nhận được khoản thu từ khai thác khoáng sản; 12 xã không nhận được; 12 xã không biết có được phân bổ hay không. 21/30 xã cho biết chưa từng được đầu tư các công trình hay dự án cải tạo môi trường; 9 xã được đầu tư công trình nước sạch, song các công trình này thuộc Chương trình 135 hoặc Chương trình 925”.

顶: 3踩: 82361