游客发表
发帖时间:2025-01-25 15:07:14
Qua hơn 12 năm thực hiện,Ứngdụngcôngnghệchuyểnđổisốtronglĩnhvựcngânhàngnhằmgópphầnxóabỏtíkèo bóng đá tỷ lệ cá cược hôm nay Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết đã góp phần lành mạnh hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng, hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống các tổ chức tín dụng.
Các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng đã chứng minh được sự phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý và định hướng cho hoạt động, phát triển các tổ chức tín dụng trong một thời kỳ khá dài, góp phần tạo sự ổn định về môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, sau hơn 12 năm thực hiện với một lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2017, một số quy định tại Luật đã không còn phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn. Bên cạnh đó, yêu cầu về tăng cường chất lượng quản trị, điều hành tổ chức tín dụng đáp ứng với tình hình mới và chuẩn mực quốc tế đặt ra vấn đề cần phải xem xét để sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
Thông tin từ Cổng Thông tin điện tử Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Tạ Thị Yên - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên cho rằng, để xoá bỏ tín dụng đen, cần giải quyết tận gốc vấn đề: Người dân trong xã hội có nhu cầu vay nhanh những khoản vay ngắn hạn giá trị nhỏ (chủ yếu là tín chấp). Vì hệ thống các tổ chức tín dụng hiện nay không đáp ứng được nhu cầu này của người dân nên họ phải tìm tới tín dụng đen. Các tổ chức tín dụng hiện tại không đáp ứng được nhu cầu này vì thủ tục phức tạp, chi phí giao dịch cao so với giá trị khoản vay, trong khi cho vay tín chấp cá nhân thường gặp nhiều rủi ro.
Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng nhằm góp phần xóa bỏ tín dụng đen.
Để đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ tín dụng đen, ĐBQH Tạ Thị Yên - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu nhấn mạnh, cần ứng dụng công nghệ, phát triển ngân hàng số, cho phép xử lý giao dịch với số lượng lớn trong thời gian ngắn, giảm chi phí giao dịch. Việc xử lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu quy mô lớn cũng cho phép đánh giá đúng khả năng trả nợ của người vay, giảm thiểu rủi ro và chi phí thu nợ.
Trong khi đó, Dự thảo Luật hiện nay chỉ có một quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, được quy định tại Điều 96. Về cơ bản, nội dung không có gì thay đổi so với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010. Theo Đại biểu, nội dung quy định như vậy sẽ không đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số đặt ra cho ngành Ngân hàng. Quy định này cũng không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động của ngành Ngân hàng hiện nay, trong đó đã xuất hiện nhiều dịch vụ ngân hàng trực tuyến, ngân hàng số do các tổ chức tín dụng phối hợp với các công ty fintech cung cấp.
Đồng thời, bên cạnh các ngân hàng, lĩnh vực này còn có sự tham gia của đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng, trung gian thanh toán, chuyển mạch tài chính… cùng thuộc đối tượng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động và chịu trách nhiệm quản lý.
Theo số liệu thống kê do Ngân hàng Nhà nước công bố, từ 2020 đến 2023, đã có 11,9 triệu tài khoản và 10,8 triệu thẻ ngân hàng được mở thông qua định danh điện tử, tăng trưởng thanh toán qua kênh di động đạt 165% về khối lượng và 97% về giá trị. Đây rõ ràng là lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn, có thể giúp ngành ngân hàng Việt Nam đón đầu xu hướng phát triển chung của thế giới, cần được sự quan tâm, khuyến khích và có hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động trong tương lai.
Phải ghi nhận rằng, hoạt động ngân hàng số những năm gần đây đang ngày càng phát triển trên phạm vi toàn thế giới, thể hiện trên cả hai xu hướng: các ngân hàng truyền thống ứng dụng công nghệ để cung cấp dịch vụ trực tuyến cho người dùng và các công ty công nghệ được cấp phép hoat động và dẫn dắt xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng. Các quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đã cấp phép cho ngân hàng số hoạt động và đạt được những thành công đáng kể. Chẳng hạn như Hàn Quốc cấp phép hoạt động ngân hàng Internet từ năm 2015, đến nay các ngân hàng này đã quản lý hơn 115 triệu tài khoản của khách hàng, đạt tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trung bình hơn 80% mỗi năm.
ĐBQH Tạ Thị Yên cũng cho rằng, để thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, góp phần đẩy lùi và xoá bỏ tín dụng đen thì Chính phủ và cơ quan soạn thảo cần bổ sung quy định về ngân hàng số tại Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), với nội dung cơ bản: Khuyến khích ứng dụng công nghệ thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ tham gia phát triển các hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam.
Hoàng Dương
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接