【kêt qua bong】Sẵn sàng cho chứng khoán phái sinh
作者:La liga 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 05:22:31 评论数:
Đảm bảo minh bạch
Chia sẻ về thị trường CKPS,ẵnsàngchochứngkhoánphákêt qua bong ông Dương Ngọc Tuấn - Phó Tổng giám đốc Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) cho biết: Sau 17 năm phát triển ổn định, có thể nói, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tích lũy vừa đủ và thận trọng cho sự ra đời của chứng khoán phái sinh. Thị trường này được khai sinh sẽ đáp ứng rất nhiều nhu cầu của các nhà đầu tư tham gia như nhu cầu phòng ngừa rủi ro; nhu cầu kinh doanh đầu cơ dựa vào biến động giá thị trường; nhu cầu có nhiều định chế tài chính có định mức tín nhiệm tốt hơn và đa dạng hóa sản phẩm.
Đồng tình về sự cần thiết của thị trường CKPS, ông Nguyễn Anh Phong - Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) nêu: Thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời và phát triển được 17 năm nhưng chỉ có 2 sản phẩm chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu. Năm 2013 mới có sản phẩm ETF (quỹ đầu tư thụ động mô phỏng theo một chỉ số cụ thể) theo lộ trình đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường tài chính. Vì vậy, việc đưa thị trường CKPS vào hoạt động là hết sức cần thiết. Chức năng chính của thị trường CKPS là giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro. Khi có công cụ để hạn chế được rủi ro, nhà đầu tư sẽ yên tâm “đổ” nhiều nguồn lực hơn về thị trường này, qua đó giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có thể thu hút thêm các nguồn lực đang còn tiềm ẩn. Bên cạnh đó, giá trị của thị trường CKPS chịu ảnh hưởng rất lớn của thị trường chứng khoán cơ sở nên mối quan hệ giữa phái sinh và cơ sở tư hữu với nhau. Hay nói cách khác, thị trường CKPS ra đời sẽ giúp thị trường cơ sở phát triển hiệu quả hơn, đồng thời thể hiện kỳ vọng của các nhà đầu tư khi nhìn nhận về thị trường cơ sở, làm cho giá hàng hóa cơ sở mang tính thị trường hơn. “Theo chúng tôi, thời điểm này, khi đã hội tụ đủ các yếu tố cần thiết, thị trường CKPS ra đời sẽ hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam” - ông Phong nói.
Phân tích sự khác biệt giữa thị trường CKPS với thị trường chứng khoán cơ sở, ông Dương Ngọc Tuấn cho hay: Cách đây 4-5 năm, phái sinh được nhìn nhận là một sản phẩm nhưng đến nay, CKPS đã được xác định là một thị trường. Trên cơ sở đó, những người làm chính sách nhìn nhận đầy đủ vai trò cũng như các rủi ro của thị trường này. VSD sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo thanh toán bù trừ để thị trường vận hành thuận lợi, an toàn. Đây là điểm khác biệt cơ bản với thị trường chứng khoán cơ sở.
Ngoài ra, các thành viên của thị trường CKPS tham gia bù trừ thanh toán ở thị trường CKPS cần yêu cầu cao hơn về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và con người. Xét về vốn, các thành viên bù trừ chung đáp ứng yêu cầu vốn trên 1.200 tỷ đồng được cung cấp dịch vụ cho khách hàng, chính mình và cả các đối tượng khác. Nhóm đối tượng là thành viên bù trừ trực tiếp chỉ cho khách hàng của mình và chính mình thì yêu cầu vốn thấp hơn chỉ 900 tỷ đồng. Đối với ngân hàng thương mại, yêu cầu ở mức tương đương 5.000 – 7.000 tỷ đồng.
Ở khía cạnh nhà đầu tư, khi tham gia thị trường CKPS, trước khi thực hiện giao dịch phải mở tài khoản ký quỹ tại các thành viên bù trừ để thực hiện ký quỹ cho VSD. Tài sản ký quỹ nộp lên VSD thông qua thành viên bù trừ, có thể bằng tiền hoặc chứng khoán. Nếu bằng tiền thì tối thiểu là 8% giá trị tài sản cơ sở, phần còn lại có thể là chứng khoán nhưng phải trong danh mục chứng khoán cho phép làm tài sản đảm bảo theo quy định của VSD. Sau khi thực hiện ký quỹ, nhà đầu tư mới được thực hiện giao dịch. Một điểm đặc biệt là khi giao dịch trên thị trường CKPS, VSD vừa là đối tác chính thức của các đối tượng giao dịch, và vừa là bên chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ giao dịch, trong trường hợp bên còn lại mất khả năng thanh toán thì VSD vẫn phải thanh toán.
Lan tỏa thông tin
Để chuẩn bị cho sự ra đời của các sản phẩm phái sinh, hầu hết các thành viên thị trường đều đã sẵn sàng. Các thông tin cho thị trường CKPS cũng như thị trường chứng khoán cơ sở đã được HNX chuẩn bị kỹ lưỡng và hoàn thành việc công bố những thông tin này ra ngoài qua các hệ thống dữ liệu, trang điện tử, bảng điện tử,... Trong khi đó, VSD cũng đã chuẩn bị và làm công tác truyền thông đến các nhà đầu tư về một số khái niệm, cơ chế hoạt động trên thị trường CKPS. Theo thẩm quyền, VSD xác định tỷ lệ ký quý đối với từng sản phẩm và sẽ công bố trên trang thông tin và sẽ công bố chính thức 2 ngày trước thời điểm khai trương thị trường. VSD cũng sẽ có công bố hoạt động hàng ngày của các thành viên. Ông Dương Ngọc Tuấn đánh giá: So với thời điểm cách đây 17 năm khi khai trương thị trường chứng khoán Việt Nam, sự chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường CKPS đã rõ nét và chu đáo hơn.
Từ phía công ty chứng khoán, bà Nguyễn Vũ Thùy Hương - Giám đốc khối Nguồn vốn kiêm Giám đốc dự án Phái sinh, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết: Dự án này đã hình thành cách đây 2 năm, SSI đã đồng hành với các cơ quan quản lý tham gia trong cả quá trình xây dựng. Đến nay, việc chuẩn bị đã được hoàn thành khoảng 80%. Điều doanh nghiệp quan tâm nhất lúc này là phương pháp để thu hút được nhà đầu tư tham gia, do đó, SSI đang dùng chiến lược lan toả, từ một vài nhân viên môi giới có kiến thức sâu về thị trường CKPS sẽ truyền tải tới toàn thể nhân viên trong công ty và từ đó, các kiến thức sẽ được truyền tải rộng rãi tới nhà đầu tư.
Bà Hương cho biết thêm, SSI cũng đang xây dựng mô hình giao dịch thử. Sau khi hoàn chỉnh hệ thống chuẩn bị cho vận hành chính thức thị trường CKPS, song song với đó đối tác sẽ xây dựng hệ thống dùng thử này. Các thông tin liên quan đến giao dịch thị trường chính thức cũng sẽ được sử dụng cho hệ thống thử nghiệm đó để giúp nhà đầu tư khi cần tìm hiểu có thể sử dụng các thông tin trên thị trường chính thức để giao dịch thử mà không phải bỏ tiền thật vào thị trường.
Bà Nguyễn Vũ Thùy Hương- Giám đốc khối Nguồn vốn kiêm Giám đốc dự án Phái sinh, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI): Nhà đầu tư có thể coi CKPS là công cụ đầu tư và sản phẩm đầu tư bình thường, khi muốn giao dịch chỉ cần mở tài khoản và cách thức đặt lệnh giống thị trường cơ sở. Điểm khác biệt là trên thị trường cơ sở tỷ lệ margin (giao dịch mua ký quỹ chứng khoán) ở mức 50-50 nhưng trên thị trường phái sinh tỷ lệ margin lên đến 80-20, 70-30. Thứ hai, nhà đầu tư có thể bán tài sản khi chưa sở hữu nó, nhà đầu tư mua và bán tài sản ngay trong ngày (T+0), cơ chế "mark to market" nghĩa là cứ đến cuối ngày biết lỗ và lãi bao nhiêu, và lỗ lãi được hạch toán ngay trong tài khoản. Nếu nhà đầu tư lỗ phải nộp bổ sung thêm ký quỹ. Vấn đề nhà đầu tư cần lường trước đó là rủi ro tỷ lệ ký quỹ rất cao, có thể lỗ ngay lập tức, nhà đầu tư cần nhận thức rõ về rủi ro khi tham gia thị trường. Đối với nhà đầu tư nói chung đây vừa là cơ hội vừa là rủi ro, là công cụ phòng ngừa rủi ro. |