| Người dân Ninh Thuận tìm hiểu về điện hạt nhân |
Ưu tiên số 1: An toàn Ông Nguyễn Cường Lâm - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - cho biết,àmáyĐiệnhạtnhânNinhThuậnSửdụngcôngnghệcaonhấbxhnha sở dĩ mốc khởi công xây dựng nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 phải lùi lại (dự kiến đến năm 2020) là do vấn đề bảo đảm an toàn và để Việt Nam có thời gian chuẩn bị kỹ mọi điều kiện cần thiết, trong đó có việc đào tạo nguồn nhân lực; thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu rõ thêm về ĐHN. Theo đánh giá của các chuyên gia hạt nhân hàng đầu thế giới, các sự cố nhà máy ĐHN đã từng xảy ra tại Nga, Mỹ, Nhật Bản trước đây đều xuất phát từ yếu tố con người hoặc thiên tai chứ không phải do thiết kế kỹ thuật. Tuy nhiên, dù với lý do nào cũng khiến cộng đồng lo lắng bởi khi chất phóng xạ phát tán sẽ gây nguy hiểm đến môi trường, sức khỏe con người. Tuy nhiên, điều này có thể giải quyết triệt để thông qua việc tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thật, quy định an toàn trong quá trình thi công xây dựng và quản lý vận hành. Tiến sĩ Lê Văn Hồng - nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam - cho rằng, việc điều chỉnh tiến độ xây dựng nhà máy ĐHN nhằm bảo đảm cho dự án thực hiện từng bước, đúng với quy chuẩn, quy định của quốc tế và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam. Theo ông Lâm, đối với nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1, Việt Nam sẽ lựa chọn công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất, hiệu quả nhất để đáp ứng yêu cầu về an toàn; việc xử lý chất thải phóng xạ hoạt độ cao của nhà máy cũng đã được giải quyết bằng việc ký kết thỏa thuận giữa Việt Nam và Nga, theo đó chất thải này sẽ được chuyển về Nga xử lý. Công nghệ cao nhất Hiểu một cách đơn giản, kể từ khi công nghệ lò phản ứng hạt nhân đầu tiên (được coi là thế hệ 1) sử dụng vào năm 1954 tại Liên Bang Nga, đến nay công nghệ đã phát triển thành thế hệ 3+ thuộc loại phát triển cao nhất và an toàn nhất hiện nay. Theo các chuyên gia phải sau 50 năm nữa mới có công nghệ mới. Công nghệ lò phản ứng thế hệ 3 + có thể chịu được mọi rủi ro tác động từ bên ngoài, nghĩa là khi có sự cố, lò sẽ tự động khóa kín tuyệt đối, không để rò rỉ chất phóng xạ ra bên ngoài. Sau nhiều nghiên cứu, phân tích, Việt Nam đã lựa chọn dùng công nghệ thế hệ 3+ Công nghệ AES-2006 dùng lò VVER-1200/V-491 cho nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1. Công nghệ này có nhiều ưu điểm là tối ưu cấu trúc của các hệ thống và kết hợp 2 nguyên tắc bảo đảm an toàn thụ động và chủ động; tối ưu các thông số vận hành; tăng áp suất vòng tuần hoàn thứ cấp tại bình sinh hơi; cải tiến các loại vật liệu sử dụng để chế tạo các thiết bị chính, cho phép thời gian vận hành của các thiết bị lên đến 60 năm; cải tiến chu trình nhiên liệu với chu trình thay đảo lên đến 24 tháng; độ cháy cực đại trong bó nhiên liệu là 70 MW*ngày/kgU. Ông Lâm cho biết, trên thực tế công nghệ thế hệ 3+ đã được ứng dụng thành công và an toàn tại các nhà máy ĐHN ở Liên bang Nga, Belarus, Trung Quốc... Nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới cũng đã xem xét lựa chọn sử dụng công nghệ này cho các nhà máy ĐHN xây mới của quốc gia mình. Theo thống kê, hiện có 57 lò phản ứng VVER thế hệ 3+ đang vận hành tại 19 nhà máy ĐHN của 11 quốc gia. Ông Nguyễn Cường Lâm – Phó Tổng giám đốc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Với sự lựa chọn kỹ càng về công nghệ thế hệ mới, cũng như các cam kết xử lý chất thải phóng xạ hoạt độ cao, chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm khi nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 đi vào vận hành. |
|