当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【siêu cúp anh trực tiếp kênh nào】Những người chiến sĩ Văn công

Báo Cà Mau(CMO) Đêm nay diễn ở đây có chị Hằng soi sáng/ Ngày mai khi Cà Mau giải phóng mời đồng bào, các đồng chí và các bạn Hãy đến rạp hát Huỳnh Long, dưới ánh đèn neon, ung dung phì phà khói thuốc Thăng Long, tươi vui nhìn xem văn công biểu diễn...".

Cho đến bây giờ, NSƯT Huỳnh Hảnh, nguyên Phó trưởng Đoàn Văn công giải phóng tỉnh Cà Mau, vẫn nhớ như in bài diễn văn khai mạc chương trình mà mình từng đọc trong một lần đoàn biểu diễn phục vụ đồng bào, học sinh, thanh niên vùng ven thị xã vào dịp Tết của một năm rất xa.

Đoàn Văn công tỉnh Cà Mau phục vụ đồng bào xóm Cái Keo, gần sông chiến lược Bảy Háp, đêm 28 Tết Nguyên đán 1972.Ảnh tư liệu

Quên sao được khi cái hào hùng của một thời tay súng tay đờn, giữa khắc nghiệt của bom đạn, tiếng hát vẫn cất lên gửi gắm vào đó ước mơ ngày toàn thắng. Niềm khao khát ấy không chỉ của riêng ông mà của cả một tập thể những người chiến sĩ văn công và đông đảo Nhân dân. Chính vì thế, sau khi bài phát biểu vừa dứt, lập tức nhận được rất nhiều tràng vỗ tay ủng hộ của khán giả.
Sau 15 năm dài thành lập và hoạt động (từ sau Nghị quyết 15 năm 1960 của tỉnh cho đến năm 1975), đại gia đình Văn công giải phóng không chỉ là đoàn nghệ thuật phục vụ văn nghệ đơn thuần, mà hơn hết nghệ thuật đã đi cùng với nhiệm vụ cứu quốc của cả dân tộc. Ở đó mang cả thanh xuân, lòng nhiệt huyết tuổi trẻ của những người nghệ sĩ - chiến sĩ với đầy chiến tích lẫy lừng đáng tự hào nhưng cũng không kém phần gian khổ, mất mát. Trong hành trình ấy, 7 nghệ sĩ đã anh dũng hy sinh trên những bước đường lưu diễn, để lại nhiều khoảng trống tiếc thương trong lòng đồng chí, đồng đội của mình.

Rồi ngày giải phóng cũng đến, nếu như nhiều nghệ sĩ tiếp tục miệt mài với nghệ thuật ở các đơn vị chủ lực của tỉnh như Đoàn Cải lương Hương Tràm, Đoàn ca múa Tam Giang..., thì cũng có không ít người lặng lẽ xếp kỷ niệm của một thời hoa lửa vào ký ức để quay về với cuộc sống đời thường. Những buổi gặp gỡ hiếm hoi cùng nhau, thông tin liên lạc về đồng đội cũ nhiều năm sau đó vẫn diễn ra nhưng dường như khó có thể tìm được sự trọn vẹn đủ đầy, niềm ấp ủ có một nơi chính thức để các nghệ sĩ họp mặt hằng năm cứ lớn dần.

CLB truyền thống Văn công giải phóng tỉnh Cà Mau được thành lập vào ngày 30/4/2016 như thoả mãn niềm khao khát ấy, như muốn sáng mãi ngọn lửa của Đoàn Văn công giải phóng tỉnh Cà Mau cách đây 58 năm. Những cái tên từng vang bóng một thời như: Năm Chi, Hai Đạo, Huỳnh Hảnh, Út Tâm, Minh Đương, Hoàng Chiến, Lệ Minh... tất cả bây giờ đã vào tuổi xưa nay hiếm, nhưng dường như lửa nhiệt huyết của văn công vẫn cứ mãi bừng cháy. Giọng ca, nét diễn năm nào từng làm nức lòng chiến sĩ bộ đội, nức lòng quần chúng nhân dân nay đã đi vào kỷ niệm mà khi có dịp ngồi lại cứ trào dâng như ngọn sóng.

Những suất quà như lời động viên, thăm hỏi ấm áp gởi đến các chiến sĩ văn công.

Cuộc họp mặt của CLB truyền thống Văn công giải phóng được chọn đúng ngày 30/4 hằng năm, trong không khí phấn khởi chung của đất nước, càng làm tăng thêm sự ấm áp thiêng liêng. Bằng nguồn kinh phí xã hội hoá, CLB đã có nhiều hoạt động thiết thực, với mục đích tri ân, tưởng nhớ các liệt sĩ của đoàn đã ngã xuống, thăm hỏi các gia đình liệt sĩ cũng như những đồng chí, đồng đội một thời tay súng tay đờn khi tuổi về chiều. Số tiền tuy không nhiều nhưng gửi vào đó đong đầy tình cảm và thấm đẫm nhân văn.

Nghệ sĩ Bảo Anh, Phó chủ nhiệm CLB truyền thống Văn công giải phóng, phấn khởi cho biết: "CLB được thành lập như mái nhà chung nhắc nhở cho tất cả các thành viên không bao giờ được quên những ngày từng đồng cam cộng khổ, những cái bắt tay thăm hỏi, lời động viên khi còn tạn mặt nhau hay đơn giản là những suất quà nhỏ cho các đồng chí, đồng đội thấy vậy mà ý nghĩa lắm".

Tham gia Đoàn Văn công giải phóng từ những ngày đầu, Nghệ sĩ Lệ Minh luôn bồi hồi mỗi khi dự những buổi họp mặt đầy ý nghĩa như thế. Đối với nghệ sĩ tài danh, ngày họp mặt cũng giống như ngày về của anh chị em trong một đại gia đình để tìm lại một phần hơi ấm năm nào.

"Rất xúc động khi những kỷ niệm ngày xưa cứ ùa về, hễ nhắc đến văn công là có nhiều cái để nhớ, để kể nên có một ngày như thế hằng năm thật sự tôi thấy ấm lòng lắm...", Nghệ sĩ Lệ Minh bày tỏ.

Cũng như Nghệ sĩ Lệ Minh, Nghệ sĩ Út Tâm, một trong những lớp nghệ sĩ tiền phong của Văn công giải phóng, nguyên Phó trưởng Đoàn Cải lương Hương Tràm, lặng lẽ với nhiều cảm xúc. Bởi theo ông, bên cạnh những niềm vui thì buổi họp mặt còn mang sự luyến nhớ đối với những đồng nghiệp đã gửi một phần máu xương mình trên những bước đường lưu diễn. Họ là Út Thiết, Tám Vui, Bảy Đảo, Út Trà, Ba Đờn Cò, Bảy An, Năm Châu, những giọng ca, nét diễn, tiếng đờn hay điệu múa của 7 liệt sĩ đã đi cùng với hành trình dài của Đoàn Văn công và lịch sử tỉnh nhà.

Bên cạnh việc "hồi cố" về mặt tinh thần, CLB truyền thống Văn công giải phóng luôn phấn đấu "tri tân" nhằm tiếp tục ngọn lửa truyền thống nghệ thuật. Cụ thể trong gần 3 năm hoạt động, CLB đã dàn dựng thành công vở cải lương "Nỗi niềm sau cuộc chiến" (Tác giả Nguyễn Tiến Dương, Đạo diễn NSƯT Minh Đương), cùng với Trung tâm Văn hoá tỉnh đi biểu diễn nhiều suất phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng... và nhận được rất nhiều sự yêu mến, ủng hộ của khán giả.

Theo NSƯT Minh Đương, nguyên Trưởng Đoàn Cải lương Hương Tràm, Chủ nhiệm CLB truyền thống Văn công giải phóng, hơn 40 năm trước, Đoàn Văn công đi đến đâu cũng được sự yêu thương, che chở, đùm bọc của Nhân dân, vì thế, CLB được thành lập phải có trách nhiệm đáp lại tình thương yêu đó bằng những tác phẩm nghệ thuật thật hay. Không chỉ biểu diễn phục vụ, điều ấm áp hơn là trong năm 2018, cũng với vở diễn ấn tượng này, CLB sẽ cố gắng tham dự Hội diễn Sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc tại tỉnh Long An.

"Qua nhiều lần biểu diễn phục vụ, nghệ sĩ chúng tôi đều mang tâm trạng của những đứa con đi xa trở về nhà, những tình cảm của khán giả gợi lại nhiều nỗi nhớ về ngày xưa nên sự cố gắng càng được nâng lên. Với nguồn kinh phí hoạt động xã hội hoá chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng ban chủ nhiệm chúng tôi và anh em sẽ cùng bắt tay nhau để vượt qua và đem vinh quang về cho tỉnh nhà cũng như làm nên tiếng vang của CLB...", NSƯT Minh Đương bộc bạch.

Chiến tranh đã lùi xa, những mảnh ký ức được góp nhặt không chỉ nhắc nhớ cùng nhau và thế hệ đi sau về những mất mát của chiến tranh, mà ở đó còn thấp thoáng tái hiện dòng chảy của nghệ thuật sân khấu tỉnh nhà với nhiều gam màu thật đẹp. Trong những ánh mắt nhìn nhau, đã bao lần các nghệ sĩ như thể muốn đồng thanh rằng: "Chúng tôi tự hào là những người chiến sĩ văn công".

 Hoàng Phúc 

分享到: