Thay đổi cách xét tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông: Lo thiếu công bằng | |
[Infographics] Phương án thi trung học phổ thông năm 2017 | |
Học hết trung học phổ thông vẫn khó sử dụng ngoại ngữ |
Nhằm tăng cường giám sát các khâu,ấprútchuẩnbịchokỳthiTrunghọcphổthôngquốkeo ma cao 7m chủ động phát hiện, ngăn ngừa các hành vi gian lận, năm nay Bộ GD&ĐT dự kiến huy động ít nhất 4.000 cán bộ thanh tra kỳ thi THPT quốc gia. Ảnh: ĐH. |
Tăng cường khâu giám sát
Về công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia 2019, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lí chất lượng, Bộ GD&ĐT chia sẻ, trong thời gian tới, Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia cấp tỉnh cần quán triệt tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tăng cường phối hợp trong phân công nhiệm vụ, đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm để thống nhất trong chỉ đạo tổ chức và thanh kiểm tra, giám sát đối với tất cả các khâu trong tổ chức kỳ thi và công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2019 tại địa phương.
Nhằm tăng cường giám sát các khâu, chủ động phát hiện, ngăn ngừa các hành vi gian lận như đã từng xảy ra ở một số địa phương trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018, năm nay, Bộ GD&ĐT dự kiến huy động ít nhất 4.000 cán bộ thanh tra kỳ thi THPT quốc gia. Trước ngày diễn ra kỳ thi, Bộ GD&ĐT sẽ thành lập các đoàn thanh tra đến các địa phương, trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện tổ chức kỳ thi và phương án bảo đảm an toàn tại các điểm thi.
Cũng theo Bộ GD&ĐT, năm nay số lượng thanh tra tại các điểm thi cũng được quy định linh hoạt hơn. Nếu như năm 2018, mỗi điểm thi chỉ gồm 2 cán bộ thanh tra, thì năm nay, Bộ GD&ĐT quy định tối thiểu 2 cán bộ thanh tra với mỗi điểm thi.
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia tuyệt đối không được chủ quan và phải đặc biệt coi trọng khâu kiểm tra, thanh tra. Ba nhóm việc cũng được cần lưu ý là: Nhận diện rất rõ công việc phải làm; phân công đúng người, đúng việc và từng người phải biết trách nhiệm, yêu cầu công việc của mình, từng việc phải có quy trình. Theo đó, ba nhóm việc trên đều phải tăng cường thanh, kiểm tra để phát hiện sơ hở, thiếu sót, từ đó nhanh chóng khắc phục. Bên cạnh đó, lưu ý lựa chọn nhân sự tham gia thi, không chỉ đáp ứng yêu cầu về chuyên môn mà cả phẩm chất đạo đức.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đặc biệt lưu ý các vấn đề liên quan đến coi thi; chấm thi; thanh tra, kiểm tra; đảm bảo an ninh trong và ngoài phòng thi, đảm bảo cả thể chất và tinh thần cho thí sinh, cán bộ làm thi; công tác hậu cần. Những việc đó cần rà soát, phân công, phân nhiệm nhịp nhàng, đặc biệt phát huy tinh thần chủ động của địa phương.
Các địa phương đảm bảo điều kiện tốt nhất
Hiện các địa phương đã lên kế hoạch tổ chức, phân công cán bộ tham gia Kỳ thi THPT quốc gia 2019. Tại Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019 và phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng thành viên. Theo đó, Hà Nội đã chuẩn bị 125 điểm thi với 3.300 phòng thi. Bên cạnh đó, Hà Nội đang phối hợp tích cực với trường Đại học Bách khoa Hà Nội để chuẩn bị thực hiện công tác in sao đề thi; rà soát toàn bộ các điểm thi, triển khai phương án bảo đảm an ninh tại các khu vực quy định. “Hà Nội sẽ tuân thủ và thực hiện tốt quy chế thi, bảo đảm tổ chức kỳ thi an toàn, tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho thí sinh tham dự kỳ thi”, ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định.
Năm 2018, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình là 3 địa phương đã để xảy ra tình trạng gian lận điểm thi nghiêm trọng. Do đó, năm 2019, những công tác tổ chức cơ sở vật chất, cán bộ coi thi ở những địa phương này luôn được quan tâm. Năm 2019, tại tỉnh Hà Giang có 5.180 hồ sơ đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Toàn tỉnh xác định có 20 điểm thi, 224 phòng thi và đang hoàn tất công tác chuẩn bị cho kỳ thi. Theo ông Trần Đức Quý, Phó chủ tịch UBND, Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019 tỉnh Hà Giang, để đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, công bằng, khách quan, tỉnh đã cho thành lập ban chỉ đạo thi ở từng huyện. Đồng thời, Hà Giang cũng thực hiện rà soát từng thành viên trong ban chỉ đạo thi, những thành viên nào có liên quan đến gian lận năm trước sẽ không được tham gia vào ban chỉ đạo thi. Đối với giáo viên tham gia công tác coi thi phải là những người có năng lực, phẩm chất tốt.
Còn tại tỉnh Sơn La, tỉnh có hơn 10.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia. Bộ GD&ĐT cũng đã phân công 6 trường đại học làm công tác coi và chấm thi tại tỉnh này. Hiện công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, tài chính cho kỳ thi cũng đã được tỉnh này thực hiện đúng tiến độ. Ông Phạm Văn Thủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019 tại Sơn La cho biết, năm nay, tỉnh sẽ quyết tâm thực hiện tốt kỳ thi, không để những tồn tại, tiêu cực của năm trước diễn ra. Tại Hòa Bình, cũng đã chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 theo đúng lịch của Bộ GD&ĐT. Về cơ sở vật chất phục vụ cho kỳ thi, cán bộ coi thi, tỉnh cũng có chuẩn bị đầy đủ.
Lưu ý đặc biệt với 3 tỉnh này và các địa phương khác, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, công tác phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể đến từng bộ phận, cá nhân trong các khâu của kỳ thi rất quan trọng. “Quy trình có tốt đến mấy nhưng nếu cử người không tốt cũng không được. Cần tránh tình trạng đông người lộn xộn, thiếu sót hoặc thiếu người. Cần chọn thầy cô coi thi có trách nhiệm, phẩm chất, kinh nghiệm. Công tác chuẩn bị của chúng ta dù chu đáo đến mấy, cũng không được chủ quan. Khâu thanh tra, kiểm tra phải đầy đủ, nếu không tốt sẽ dẫn đến lỗ hổng”, Bộ trưởng Nhạ lưu ý công tác nhân sự trong kỳ thi.