【soi keo cup c2】Chúng ta phải có trách nhiệm với đồng tiền đi vay
Đại biểu (ĐB) Bùi Thị An (TP. Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN xung quanh vấn đề này. * PV: Xin bà có thể cho biết ý kiến của mình về cách “ứng xử” đối với vấn đề nợ công của Chính phủ hiện nay?úngtaphảicótráchnhiệmvớiđồngtiềnđsoi keo cup c2 - ĐB Bùi Thị An: Tôi rất hoan nghênh là chúng ta đã nêu được thực tế của tình hình nợ công hiện nay. Từ thực tế đó, cả hệ thống chính trị sẽ cùng phải vào cuộc để có những giải pháp hữu hiệu. Tôi nghĩ rằng, muốn làm được tốt điều này, Việt Nam cần phải chống lãng phí, chống đầu tư dàn trải, không hiệu quả, để tích góp trả nợ dần. Cùng với đó, phải có những chính sách cụ thể để hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc tăng năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm. Nói chung là phải có rất nhiều giải pháp đồng bộ, nhưng có lẽ trước tiên phải là chống lãng phí và “thắt lưng buộc bụng” thì mới giải quyết được vấn đề này. * PV: Công tác quản lý nợ công hiện nay đang đặt ra vấn đề là đối với các địa phương có tiềm lực tài chính khá, đặc biệt các địa phương có khả năng điều tiết ngân sách về Trung ương thì phải chia sẻ gánh nặng nợ với ngân sách trung ương thông qua cơ chế cho vay lại chính quyền địa phương. Bà đánh giá thế nào về điều này? - ĐB Bùi Thị An: Tôi hoàn toàn ủng hộ phương thức này mà Bộ Tài chính đưa ra. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, chúng ta nên minh bạch toàn bộ: Có bao nhiêu vốn vay, vay ở nguồn nào, vay của ai, bao nhiêu năm, lãi suất thế nào, các địa phương vay thế nào, sử dụng thế nào, kết quả thực hiện đến đâu?.... Tôi nghĩ, những thông tin này không có gì phải bí mật cả và nên công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có làm được việc này thì chúng ta mới lập được các cấp giám sát: Từ cộng đồng nhân dân địa phương, hội đồng nhân dân các cấp, đến các tổ chức chính trị - xã hội, tiếp đó là Mặt trận Tổ quốc và cao nhất là Quốc hội. Bà Bùi Thị An Do đó, phương thức đã tốt thì phải minh bạch và thực hiện đến cùng mới có hiệu quả. Bởi tôi nghĩ rằng, tiền nào cũng là tiền của dân, vay ai thì người dân cũng phải trả, thế hệ này không trả được thì con cháu phải gánh, do đó, chúng ta phải có trách nhiệm với đồng tiền đi vay. * PV: Cũng có ý kiến cho rằng, những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương thì phải do Hội đồng nhân dân (HĐND) từng địa phương quyết định, vừa tăng tính minh bạch, vừa tăng tính trách nhiệm trong việc trả nợ và giảm áp lực cho ngân sách nhà nước. Vậy bà có quan điểm thế nào về ý kiến này? - ĐB Bùi Thị An: Tôi cũng hoàn toàn đồng tình với điều này. Ở mỗi địa phương, trách nhiệm của HĐND rất cao, họ là đại diện cho cử tri nên phải có trách nhiệm với cử tri. Theo đó, họ sẽ phải giám sát được việc tiêu tiền của địa phương, bởi tiền dành cho đầu tư dự án trước hay sau cũng đều là tiền đóng thuế của người dân. Do vậy, nếu HĐND làm được điều đó sẽ rất tốt, hiệu quả đầu tư sẽ lớn hơn nhiều. Nhưng tôi cũng xin nhắc lại, cũng như Trung ương, tại địa phương cũng phải đặt sự minh bạch lên hàng đầu. * PV: Tuy vậy, một số ý kiến lại lo ngại rằng, tình trạng thất thoát vốn đầu tư, hoặc đầu tư kém hiệu quả vẫn tồn tại ở nhiều địa phương. Do vậy, nếu cho địa phương chủ động hơn trong vay vốn đầu tư thì rất có thể lại cho tác dụng ngược. Bà có đề xuất gì cho vấn đề này? - ĐB Bùi Thị An: Địa phương vay thì địa phương phải trả, nên việc nêu cao tinh thần trách nhiệm là rất quan trọng. Nếu “thế hệ lãnh đạo này vay rồi tiêu hết, kệ trách nhiệm cho thế hệ sau” là không được. Do vậy, tôi nghĩ cần có cơ chế để gắn trách nhiệm lãnh đạo đến cùng, dù chuyển vị trí công tác hay nghỉ chế độ thì cũng phải có trách nhiệm với những gì họ đã ký và chi tiêu. Nếu vẫn để thực tế “hạ cánh an toàn” thì rất khó đảm bảo hiệu quả đầu tư tại địa phương. Do vậy, tôi rất muốn vấn đề này được đưa vào luật và quy trách nhiệm đến cùng người đứng đầu của từng địa phương, tổ chức. * PV: Xin cảm ơn bà!
Duy Thái