Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương,ảngNinhdoanhnghiệptiêuthụđiệnlớnđãthamgiachươngtrìnhđiềuchỉnhphụtảket quả cup c1 lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh; đại diện các Hiệp hội, tổ chức, chuyên gia lĩnh vực năng lượng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Công ty Điện lực Quảng Ninh, cơ quan thông tấn báo chí và gần 250 đại biểu đến từ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Những năm qua, nhờ định hướng, chiến lược đúng đắn của Đảng bộ; sự năng động, đổi mới, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của Chính quyền các cấp, cùng với hạ tầng giao thông thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên ưu đãi, kinh tế xã hội của tỉnh Quang Ninh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Cụ thể: Kinh tế tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng cao giai đoạn 2016- 2018 đạt 10,5%/năm; chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được cải thiện; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Thu nội địa đứng thứ 5 cả nước năm 2018 với mức đạt trên 30.500 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Đặc biệt, niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư đối với Quảng Ninh ngày càng nâng lên, tạo động lực cho phát triển. Năm 2018, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn ước đạt 67,6 nghìn tỷ (tăng 11,6% so với cùng kỳ), trong đó: Vốn nhà nước 27,6 nghìn tỷ đồng (chiếm 40,8%); vốn ngoài nhà nước 30,7 nghìn tỷ đồng (chiếm 45,5%); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9,3 nghìn tỷ đồng (chiếm 13,7%). Tuy nhiên, việc phát triển nhanh chóng, nhất là khối công nghiệp và dịch vụ khiến nhu cầu sử dụng năng lượng tăng lên. Năm 2018, Quảng Ninh có 123 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, đứng thứ năm cả nước với tổng nhu cầu ước đạt là 16.484.429 TOE, trong đó điện chiếm 668.299 TOE.
Với nhận thức sâu sắc và chia sẻ những khó khăn của ngành năng lượng nói chung, ngành điện nói riêng nhất là trong bối cảnh nguồn cung năng lượng sơ cấp trong nước ngày càng cạn kiệt, biến đổi khí hậu ngày càng có tác động nặng nề đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Ninh luôn bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương để chỉ đạo các Sở, ngành, công ty Điện lực Quảng Ninh tăng cường các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Qua tuyên truyền, nhận thức của doanh nghiệp và người dân về tiết kiệm điện đã được nâng lên. Năm 2018, sản lượng điện tiết kiệm toàn tỉnh đạt trên 64 triệu kWh. Tuy nhiên, dư địa cho tiết kiệm năng lượng trên địa bàn tỉnh còn rất lớn.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Bùi Văn Khắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: Hội thảo là cơ hội cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh được tiếp cận thông tin trực tiếp về hiện trạng cung cấp điện của Việt Nam, các chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng, chương trình quản lý nhu cầu điện và chương trình điều chỉnh phụ tải. Đồng thời là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cùng nêu ý kiến, trao đổi, tìm giải pháp thực hiện các chương trình nêu trên một cách hiệu quả nhằm giảm áp lực cho hệ thống điện Quốc gia, giảm chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để chương trình đạt được hiệu quả cao, UBND tỉnh Quảng Ninh kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan sớm ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tốt chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Ban hành định mức tiêu hao năng lượng của các ngành nghề còn lại để các đơn vị có trong ngành có cơ sở phấn đấu thực hiện giảm suất tiêu hao năng lượng. Ông Bùi Văn Khắng cũng kêu gọi và đề nghị các doanh nghiệp: Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như: thực hiện kiểm toán năng lượng; Áp dụng mô hình quản lý năng lượng; thực hiện các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, xây dựng mới, cải tạo, mở rộng sản xuất...; Tích cực phối hợp với Công ty Điện lực Quảng Ninh trong việc triển khai Chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM) và Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR) trong thời gian tới.
Báo cáo của PC Quảng Ninh cho thấy, trên địa bàn tỉnh có 150 khách hàng sử dụng từ 1 triệu kWh/năm trở lên. Cho đến nay, PC Quảng Ninh đã làm việc với 100 % khách hàng và 100% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã tự nguyện ký thoả thuận tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải.
Tại Hội thảo, các diễn giả, đại biểu đã tập trung thảo luận, nêu bật các khó khăn, thách thức về hệ thống điện tại Việt Nam; Lợi ích của việc sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm; Đặc biệt EVNNPC cũng đã giới thiệu chi tiết nội dung và lợi ích của chương trình quản lý nhu cầu điện, chương trình điều chỉnh phụ tải; Đề xuất các cơ chế hỗ trợ thực hiện chương trình DR. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến chương trình hỗ trợ của Bộ Công Thương trong việc thực hiện tiết kiệm năng lượng, điện mặt trời áp mái, chương trình điều chỉnh phụ tải thương mại trong giai đoạn sắp tới. Trong khuôn khổ hội thảo, đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải trong năm 2019 giữa PC Quảng Ninh và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. |