【lịch thi đấu đá bóng hôm nay】Chi hội Nông dân Ấp 14, xã Nguyễn Phích: Học Bác để làm giàu
Chắt chiu từng mớ rau, con cá để tăng thu nhập cho gia đình là cách học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về đức tính cần kiệm mà nhiều hội viên nông dân của Ấp 14, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, đang thực hiện. Nhờ khai thác tốt tiềm năng đất đai, cần cù lao động mà nhiều hộ gia đình hội viên đã thoát cảnh nghèo, vươn lên trong cuộc sống.
Chắt chiu từng mớ rau, con cá để tăng thu nhập cho gia đình là cách học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về đức tính cần kiệm mà nhiều hội viên nông dân của Ấp 14, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, đang thực hiện. Nhờ khai thác tốt tiềm năng đất đai, cần cù lao động mà nhiều hộ gia đình hội viên đã thoát cảnh nghèo, vươn lên trong cuộc sống.
Chi hội Nông dân Ấp 14, xã Nguyễn Phích hiện có 92 hộ hội viên sinh hoạt ở nhiều tổ hội. Thực hiện phong trào “xoá trắng hộ hội viên”, ấp đã vận động nông dân tham gia tổ chức hội và đã hoàn thành kế hoạch này từ nhiều năm trước.
Tích cực tham gia tổ chức hội
Ông Huỳnh Văn Khen, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Ấp 14, tâm đắc: “Ði đôi với phát động phong trào, chúng tôi thường xuyên tiếp cận với những hộ nông dân chưa tham gia hội, tuyên truyền vận động họ tham gia vào hội. Những vấn đề mình đưa ra bà con luôn thấy có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, như được tổ chức hội bảo vệ quyền lợi cho mình, được hướng dẫn phương thức làm ăn, được ưu tiên vay vốn sản xuất của hội, vì thế bà con đã tự giác tham gia”.
Chuối luôn là nguồn thu nhập ổn định của nhiều hộ hội viên nông dân Ấp 14, xã Nguyễn Phích. |
Ông Khen nói, địa bàn ấp nằm trên lâm phần rừng tràm, tất cả các hộ dân đều mới vào định cư và lập nghiệp, đời sống vô cùng khó khăn. Vì thế áp lực “cơm áo gạo tiền” đã chi phối phần lớn thời gian nên bà con ít quan tâm đến việc tham gia tổ chức hội.
Tuy nhiên, khi được tham gia vào tổ chức hội, nhiều hội viên cảm thấy yên tâm khi có chỗ dựa để phát triển kinh tế gia đình. Ông Ðoàn Văn Liêm là người tích cực tham gia sinh hoạt hội định kỳ. Trong các cuộc sinh hoạt, ông Liêm thường chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với các hội viên khác.
Ông Huỳnh Văn Ðua, hội viên Chi hộ Nông dân Ấp 14, cho biết: “Tổ chức hội là chỗ dựa vững chắc của nông dân. Từ khi tham gia vào hội, tôi học được rất nhiều kinh nghiệm trong lao động, sản xuất. Hiệu quả nhất là sản xuất lúa 2 vụ kết hợp nuôi cá đồng, kinh nghiệm trong chăm sóc và thu hoạch chuối. Nhờ những kinh nghiệm này mà gia đình tôi sản xuất ngày càng hiệu quả”.
Tận dụng từng tấc đất sản xuất
Nằm trong khu vực sản xuất nông - lâm kết hợp, nhiều hội viên nông dân trong ấp đã khai thác tốt lợi thế này để làm giàu. Theo quy định, mỗi hộ được sử dụng 30% diện tích đất hiện có để làm nông nghiệp, diện tích còn lại trồng rừng. Với mô hình sản xuất này, có gần 30 hộ có mức thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. Từ khi cây chuối có giá trị kinh tế cao thì diện tích chuối được mở rộng.
Ông Huỳnh Văn Khen thông tin: "Nếu như trước kia toàn ấp chỉ có khoảng 30 ha đất bờ kinh được trồng chuối thì hiện nay đã tăng lên trên 40 ha. Bà con tận dụng tất cả những khoảnh đất trống để trồng chuối, vì thế thu nhập hộ gia đình cũng tăng lên”.
Cũng theo ông Khen, ngoài diện tích chuối tăng thì diện tích trồng hoa màu cũng tăng. Do là vùng ngọt, phù hợp với trồng hoa màu, cây ăn trái nên nhiều hộ dân cũng mạnh dạn đầu tư trồng hoa màu để kiếm thêm thu nhập.
Ðiển hình là hộ anh Nguyễn Bình Nguyên. Hiện nay anh Nguyên có 1,5 ha đất trồng chuối, hoa màu và cây ăn trái, dưới kinh nuôi cá đồng. Rau của anh Nguyên trồng là rau sạch vì anh không sử dụng phân, thuốc hoá học.
Tham quan mô hình sản xuất của anh Nguyên, chúng tôi thấy toàn bộ diện tích đất đều được sử dụng. Các loại hoa màu như rau má, rau dền, mồng tơi, bí được trồng xen canh với cam, quýt và chuối. Mỗi ngày, anh Nguyên thu hoạch hàng chục ký rau các loại, thu nhập từ 300.000-400.000 đồng, vào mùa hạn còn kiếm được nhiều hơn. Anh Nguyên cho biết, vụ hoa màu năm trước anh thu lãi khoảng 25 triệu đồng, dự kiến vụ hoa màu năm nay sẽ có thu nhập cao hơn vì diện tích đất trồng đã mở rộng, sản lượng sẽ tăng gấp đôi.
Việc khoanh nuôi và bảo vệ nguồn lợi cá đồng được bà con ở đây thực hiện để tái tạo giống cá tự nhiên. Ðến mùa khai thác cá, bà con chọn cá bố mẹ và cá nhỏ để lại làm giống cho mùa sau. Cách làm này đã duy trì được nguồn cá giống trong vuông nuôi mà không cần phải đầu tư con giống nên nhiều hộ luôn giữ ổn định mức thu nhập từ 10 triệu đồng mỗi năm.
Hầu như hộ nào trong Ấp 14 cũng làm nghề gác kèo ong. Ðây là nguồn thu vô cùng lớn, có hộ thu hoạch cả trăm triệu đồng mỗi năm nên bà con luôn tranh thủ khai thác hiệu quả từng mùa mật. “Thiên nhiên ưu đãi cho con người nguồn lợi quý này thì phải biết tận dụng để khai thác. Ði đôi với khai thác mật ong thì phải biết giữ rừng để có chỗ cho ong làm tổ, để có bông tràm cho ong lấy mật”, “chuyên gia” gác kèo ong Trần Việt Hồng nói./.
Bài và ảnh: Khánh Vy
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/010d299076.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。