当前位置:首页 > Thể thao

【kết quả bóng đá fa anh】Cơ cấu nguồn vốn trên thị trường bất động sản còn bất hợp lý

Nhiều chính sách tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Kiểm soát huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản trên thị trường chứng khoán
Doanh nghiệp bất động sản cần làm gì khi nguồn vốn từ tín dụng và trái phiếu cùng hạn chế?ơcấunguồnvốntrênthịtrườngbấtđộngsảncònbấthợplýkết quả bóng đá fa anh
"Thị trường bất động sản đang như mớ tơ vò"
Vẫn tồn tại tình trạng người nộp thuế kê khai giá chuyển nhượng bất động sản không phù hợp với thực tế. 	Ảnh: ST.
Cơ cấu các sản phẩm nhà ở trên thị trường BĐS còn nhiều bất cập.

Thị trường BĐS sẽ tiếp tục gặp khó khăn

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng bộ Xây dựng về lĩnh vực xây dựng, đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn ĐBQH Hà Nội cho biết, thị trường tài chính, thị trường BĐS và tăng trưởng kinh tế là 3 chân kiềng có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Trong dự báo, thế giới có thể đang rơi vào nguy cơ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết dự báo về xu thế sự phát triển thị trường BĐS Việt Nam trong thời gian tới, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại đang gặp phải cũng như những giải pháp, phương hướng để khắc phục những tồn tại khó khăn thúc đẩy phát triển thị trường BĐS lành mạnh trong thời gian tới.

Cơ cấu nguồn vốn trên thị trường bất động sản còn bất hợp lý
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, thị trường BĐS nước ta hiện nay còn một số hạn chế, tồn tại. Theo đó, hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, đầu tư xây dựng, kinh doanh BĐS… vẫn còn tồn tại, bất cập, cần phải sửa đổi để thống nhất.

Đồng thời, việc triển khai đầu tư xây dựng các dự án BĐS đều gặp khó khăn, dẫn đến nguồn cung BĐS sụt giảm, chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở thương mại có giá phù hợp cho người thu nhập thấp

“Việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS cũng còn chưa chặt chẽ, còn tiềm ẩn rủi ro và cơ cấu nguồn vốn trên thị trường BĐS còn bất hợp lý. Hiện nay vốn BĐS chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nguồn vốn huy động phát hành trái phiếu, nguồn vốn khác chỉ chiếm 15-30% và chưa có nguồn vốn trung hạn, dài hạn cho thị trường BĐS. Đặc biệt, trong quý 3/2022, các DN BĐS có khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng cũng như huy động trái phiếu DN”, Bộ trưởng cũng cho biết.

Cùng với đó, chính sách thuế đối với sở hữu, sử dụng BĐS cũng còn chưa phân biệt giữa sử dụng và đầu tư kinh doanh, mua đi bán lại, dẫn đến hiện tượng đầu cơ, găm hàng. Ngoài ra, hoạt động của thị trường vẫn còn thiếu công khai, minh bạch do hệ thống thông tin về thị trường BĐS cũng chưa hoàn thiện.

Một loạt giải pháp làm ổn định thị trường cũng đã được người đứng đầu Bộ Xây dựng nhắc tới. Theo đó, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên thị trường; kiểm soát, cơ cấu lại tín dụng BĐS đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro, đồng thời tiếp tục tạo điều kiện cho vay đối với lĩnh vực BĐS theo đúng quy định pháp luật.

“Cần tạo điều kiện cho các DN có năng lực, có tín nhiệm, có dự án tốt, đáp ứng các điều kiện để tiếp cận nguồn tín dụng để phát triển dự án BĐS, góp phần tăng nguồn cung, đặc biệt là ưu tiên cho vay dự án nhà ở xã hội, nhà ở phù hợp với người có thu nhập thấp”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cùng với đó, kiểm soát phát hành trái phiếu DN, hướng dẫn thực hiện hoạt động phát hành trái phiếu, huy động vốn trên thị trường chứng khoán của các DN BĐS đúng quy định; tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các dự án đang triển khai...

“Nếu thực hiện đồng bộ, quyết liệt, trách nhiệm các giải pháp, cùng với đó là sự hưởng ứng tích cực của DN thì thị trường BĐS sẽ dần cải thiện và đi vào ổn định, hướng tới mục tiêu là đảm bảo thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, đóng góp vào phát triển chung của đất nước”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết.

Tín dụng ưu tiên cấp cho nhà ở phân khúc thấp

Liên quan vấn đề tín dụng BĐS, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, thị trường BĐS phát triển cần huy động nhiều nguồn lực từ các kênh, ví dụ như nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp, nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu DN, từ ngân sách nhà nước, vốn tự có của DN và người dân. Vốn tín dụng chỉ là một trong các kênh vốn để phát triển thị trường BĐS.

Cơ cấu nguồn vốn trên thị trường bất động sản còn bất hợp lý
Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Bà Hồng khẳng định, việc điều hành tín dụng của Ngân hàng nhà phải lấy mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống, cũng như đảm bảo ổn định được thị trường tiền tệ và ngoại hối.

Trong điều kiện ưu tiên kiểm soát lạm phát, ưu tiên đảm bảo an toàn hệ thống thì việc mở rộng tín dụng cho thị trường BĐS sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng nhà nước trong việc đạt được mục tiêu nói trên, vì vậy, điều hành tín dụng cũng cần phải cân nhắc hết sức thận trọng. Đại diện Ngân hàng nhà nước cũng khẳng định, chính sách điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà nước thời gian tới vẫn kiên định với các mục tiêu nói trên.

Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, tín dụng đối với lĩnh vực BĐS là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, rủi ro ở đây không phải là rủi ro tín dụng, không phải rủi ro là dự án đó không trả được nợ, mà là rủi ro về thanh khoản, vì yêu cầu về tín dụng đối với BĐS thường dài hạn và với số tiền lớn, trong khi đó đặc tính huy động vốn của các tổ chức tín dụng thường là ngắn hạn, do đó, khi cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, các tổ chức tín dụng nếu không kiểm soát tốt thì sẽ đối mặt với những rủi ro về thanh khoản khi người dân rút tiền thì các tổ chức tín dụng sẽ khó khăn về chi trả.

分享到: