【kết quả truc tuyen】Quản lý điểm thu mua phế liệu có vượt tầm kiểm soát?

Thể thao 2025-01-25 15:37:10 7836

Báo Cà Mau(CMO) Thống kê chưa đầy đủ, hiện toàn tỉnh Cà Mau có trên 30 điểm thu mua phế liệu nằm đan xen trong khu dân cư. Đa số các điểm này hoạt động tự phát, cơ sở tạm bợ và phế liệu chất đống trong điều kiện chật chội… đặt ra nhiều lo ngại cho đời sống xã hội.

Công bằng mà nói, thu mua phế liệu góp phần làm sạch môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên và là loại hình kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, kinh doanh, sản xuất phải tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về điều kiện kinh doanh như: Giấy phép kinh doanh, cam kết bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ... Nhưng thực tế, phần đông các điểm thu mua phế liệu vẫn phớt lờ, trong khi công tác quản lý về loại hình kinh doanh này còn nhiều bất cập.

Nhiều nỗi lo...

Phế liệu là hỗn tạp các vật dụng từ dân sinh đến công nghiệp không còn sử dụng được thu mua, gom về tập kết một chỗ nên môi trường khó đảm bảo trong sạch. “Ngày nắng thì rác bụi ở điểm thu mua phế liệu bay tứ tung vào nhà nên phải quét liên tục. Còn ngày mưa thì mùi hôi, ẩm mốc bốc ra từ các điểm này rất khó chịu”, anh Nguyễn Hoàng T, người dân sinh sống gần điểm thu mua phế liệu ở Phường 6, TP. Cà Mau, bộc bạch.

Phần đông các điểm thu mua phế liệu nằm dọc theo các tuyến đường trung tâm có lưu lượng phương tiện qua lại thường xuyên và đông đúc. Hàng ngày, các điểm này có nhiều phương tiện ra vào bán phế liệu, nhất là những lúc xe tải đến vận chuyển phế liệu, phế liệu được tập trung đưa lên xe… ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự an toàn giao thông. Điểm đáng lo ngại là hệ thống điện sinh hoạt ở các điểm thu mua phế liệu chưa đảm bảo kỹ thuật, người kinh doanh thì ai bán gì mua nấy mà không nhận thức đó có thể là vật liệu nổ, lại càng không có kiến thức trong việc xử lý, sử dụng những vật liệu này.

“Nguy hiểm nhất là khi tất cả phế liệu được tập hợp đưa vào ép thành khối vuông để vận chuyển đi nơi khác, trong đó có nhiều loại phế liệu ẩn chứa nguy cơ nổ và sẽ gây cháy, trong khi phế liệu rất dễ bắt lửa, nên nếu sự cố xảy ra thiệt hại rất khó lường”, Thượng tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - cứu nạn cứu hộ (PCCC-CNCH), Công an tỉnh Cà Mau, lo ngại.

Theo Thượng tá Nguyễn Thanh Tùng, hiện nay có quá nhiều điểm thu mua phế liệu hoạt động tự phát, không tuân thủ điều kiện an toàn, nhưng nơi cấp phép kinh doanh cứ dựa theo thủ tục giấy tờ mà không kiểm tra địa điểm và liên hệ đánh giá các tác động của loại hình kinh doanh. Trong khi việc phối hợp kiểm tra thực tế hoạt động kinh doanh các điểm này, các cơ quan chức năng gặp không ít khó khăn.

Điểm thu mua phế liệu trên đường Nguyễn Công Trứ (Phường 8, TP Cà Mau).

Bằng cảm quan có thể cảm nhận được mùi hôi, nhưng muốn xử phạt phải có thiết bị đo lường mức độ có vượt khung quy định cho phép hay không. Đa số điểm thu mua phế liệu chủ quan và lơ là công tác PCCC, nhưng theo quy định của Luật PCCC, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có khối tích (tổng diện tích xây dựng) từ 5 ngàn mét khối trở lên mới thuộc dạng phải được thẩm duyệt phương án PCCC, trong khi hầu hết các điểm thu mua phế liệu diện tích rất hẹp. Vì vậy, việc kiểm tra cũng chủ yếu là nhắc nhở, tuyên truyền, vận động…

Trung tá Bùi Vũ Khắc, Đội trưởng đội Hướng dẫn kiểm tra an toàn PCCC, Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH, Công an tỉnh Cà Mau, nhận định: “Điểm thu mua phế liệu liên quan đến nhiều vấn đề xã hội, nhưng người kinh doanh lại không theo một tiêu chuẩn nào và thu mua tất cả, trong đó có những vỏ đạn, bom mìn cũ…”.

Tập trung quản lý chặt chẽ hơn

Hoạt động phức tạp ở các điểm thu mua phế liệu tự phát ai cũng nhìn thấy, thiết nghĩ thành phố có đủ nhân lực và điều kiện để bắt buộc, thậm chí cưỡng chế di dời các điểm này ra khu vực ngoại ô. Thế nhưng, nhiều năm qua các điểm này vẫn còn tồn tại trong các khu dân cư?

“Có thể thấy, thu mua ve chai cũng là điều kiện mưu sinh, góp phần thay đổi đời sống kinh tế của nhiều người. Nếu di dời thì hàng chục điểm như thế sẽ tập trung ở đâu, nơi nào mới đảm bảo điều kiện kinh doanh như quy định? Mặt khác, hiện chưa có quy chuẩn chung để quản lý hoạt động nên việc xử lý các điểm thu mua phế liệu, thành phố vẫn còn băn khoăn”, Phó chủ tịch UBND TP. Cà Mau Lý Khánh Ly cho biết.

Tuy nhiên, thành phố tiếp tục chỉnh trang nâng cấp đô thị, từng bước hạn chế sự gia tăng của các điểm thu mua phế liệu tự phát. Đã qua, thành phố tăng cường quản lý kinh doanh loại hình này và chỉ đạo cơ quan chuyên môn không cấp phép mới, hoặc tái cấp phép cho điểm thu mua phế liệu không đảm bảo điều kiện an toàn môi trường, trật tự đô thị cũng như công tác PCCC. Đồng thời, tính toán quy hoạch xây dựng khu tiểu thủ công nghiệp.

“Dự kiến khu tiểu thủ công nghiệp được xây dựng ở xã Hoà Trung và sẽ hoàn thành việc giải phóng mặt bằng vào năm 2025. Khi đó, Nhà nước sẽ đầu tư xây dựng hạ tầng và kêu gọi các chủ kinh doanh giết mổ, thu mua phế liệu, vật liệu xây dựng… tập trung vào đây. Như thế, công tác quản lý Nhà nước về điều kiện kinh doanh sẽ chặt chẽ hơn, vấn đề môi trường, an ninh, PCCC cũng được đảm bảo”, ông Lý Khánh Ly thông tin.

Quy hoạch đã có, nhưng trước mắt các điểm thu mua phế liệu vẫn là nỗi lo thường nhật bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây bất an trong cộng đồng dân cư. Vì vậy, các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng chống cháy nổ, cũng như vận động người dân, hộ kinh doanh không vì lợi nhuận mà bất chấp nguy hiểm, mua bán, tiêu thụ các loại phế liệu có thể gây nổ./.

Mỹ Pha

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/006d299046.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp

Khởi nghiệp từ trồng dưa lưới công nghệ cao

Vũ khí quân sự: Tên lửa S

FPT có thêm hai đối tác từ Slovakia

Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn

Iran ra mắt tàu hai thân tàng hình hiện đại bậc nhất

Máy bay chiến đấu F

Xổ số điện toán mở rộng thêm 11 tỉnh, thành

友情链接