【tilekeo nha cai】Phát hành trái phiếu Chính phủ đảm bảo mục tiêu huy động vốn

Cúp C1 2025-01-11 11:46:52 4
KBNN dự kiến phát hành 130.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4 Huy động vốn trái phiếu chính phủ đã đảm bảo hiệu quả vay và sử dụng vốn vay Chính phủ giao KBNN xây dựng phương án phát hành trái phiếu chính phủ riêng lẻ
Kho bạc Nhà nước đã chủ động triển khai các giải pháp huy động vốn trái phiếu Chính phủ.	 Ảnh: ST
Kho bạc Nhà nước đã chủ động triển khai các giải pháp huy động vốn trái phiếu Chính phủ. Ảnh: ST

Giúp thị trường TPCP hoạt động thường xuyên, minh bạch

Theo KBNN, tổng khối lượng huy động vốn từ đầu năm đến gần giữa tháng 12/2023 đạt hơn 292.600 tỷ đồng, bằng 73% kế hoạch năm 2023 được Bộ Tài chính giao (400.000 tỷ đồng). Kỳ hạn phát hành bình quân là 12,5 năm; lãi suất phát hành bình quân là 3,22%/năm.

Theo KBNN, trong năm 2023, bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công trong nước còn chậm, tồn ngân quỹ nhà nước ở mức cao, KBNN đã chủ động tham mưu với Bộ Tài chính các giải pháp để triển khai công tác huy động vốn. Cụ thể là tổ chức phát hành TPCP phù hợp với tiến độ thu NSNN, giải ngân vốn đầu tư công, nhu cầu trả nợ gốc đến hạn của ngân sách trung ương, tình hình ngân quỹ nhà nước và phù hợp với điều kiện thị trường.

Cùng với đó là tập trung phát hành TPCP theo phương thức đấu thầu qua Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đảm bảo công khai, minh bạch; phát hành linh hoạt các loại kỳ hạn TPCP để hài hòa nghĩa vụ trả nợ giữa các năm, tránh gây áp lực cho NSNN, tập trung vào kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên; tiếp tục cơ cấu lại danh mục nợ TPCP theo hướng kéo dài kỳ hạn phát hành, đảm bảo kỳ hạn phát hành TPCP bình quân phù hợp với mục tiêu (9-11 năm) tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 và Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

KBNN cũng đã điều hành lãi suất phát hành TPCP trong phạm vi khung lãi suất do Bộ Tài chính quyết định, phù hợp với tình hình thị trường và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ để thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình thu, chi NSNN, khả năng huy động vốn từ nguồn TPCP và nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để xác định nhu cầu vay vốn của ngân sách trung ương và trình Bộ điều chỉnh kế hoạch phát hành TPCP phù hợp, giảm chi phí vay nợ, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước.

Nói thêm về những kết quả đạt được, bà Vũ Nguyệt Vân, Phó trưởng phòng Huy động vốn, Cục Quản lý ngân quỹ (KBNN) cho biết, công tác phát hành TPCP trong năm 2023 của KBNN đã góp phần đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho ngân sách trung ương. Ngoài ra, danh mục TPCP và danh mục nợ chính phủ được tái cơ cấu an toàn, bền vững. Hơn nữa, tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư dài hạn theo mục tiêu tại lộ trình phát triển TPCP đến năm 2030 tiếp tục được cải thiện. Công tác điều hành cũng giúp thị trường TPCP hoạt động thường xuyên; thông tin công khai, minh bạch về lịch biểu, khối lượng, kỳ hạn phát hành, kết quả…

Nỗ lực vượt thách thức

Theo các Nghị quyết của Quốc hội, trong giai đoạn 2021-2025, tổng mức vay NSNN khoảng 3,068 triệu tỷ đồng, ngân sách trung ương khoảng 2,9 triệu tỷ đồng. Quốc hội cũng đã thông qua dự toán NSNN và ngân sách trung ương năm 2024 nên công việc của KBNN là tiếp tục thực hiện theo các kế hoạch về phát hành TPCP.

Tuy nhiên, theo bà Vũ Nguyệt Vân, công tác phát hành TPCP trong năm 2024 sẽ chịu nhiều yếu tố tác động. Tại thị trường quốc tế là xung đột địa – chính trị kéo dài dẫn đến bất ổn kinh tế toàn cầu; lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương các nước có sự khác biệt.

Trong nước, cơ quan quản lý tiếp tục đặt mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Cùng với đó là phải phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác; phải kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ trong giới hạn cho phép của Quốc hội.

Do đó, đại diện Cục Quản lý ngân quỹ KBNN nhấn mạnh, định hướng phát hành TPCP trong năm 2024 phải hướng đến mục tiêu đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sử dụng vốn của ngân sách trung ương; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu danh mục TPCP; đảm bảo mục tiêu kỳ hạn phát hành bình quân 9-11 năm theo Nghị quyết của Quốc hội; duy trì và phát triển thị trường TPCP là kênh huy động vốn chính của ngân sách trung ương; gắn kết chặt chẽ quản lý nợ công, quản lý ngân sách và quản lý ngân quỹ nhà nước, đảm bảo mục tiêu huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước.

Tại Hội nghị tổng kết năm 2023, định hướng năm 2024 mới đây, Tổng giám đốc KBNN Trần Quân đã yêu cầu các đơn vị trong hệ thống KBNN cần bám sát tình hình thị trường, tình hình thu chi NSNN, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, kế hoạch trả nợ gốc của ngân sách trung ương để chủ động xây dựng phương án, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để kịp thời báo cáo và đề xuất, kiến nghị với Bộ Tài chính tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác huy động vốn, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển năm 2024.

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/003d299422.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương

Tập đoàn FLC bị cưỡng chế thuế gần 240 tỷ đồng

Sự thật phía sau đoạn clip Đỗ Thị Hà xô đẩy Á hậu Phương Anh

"Đội giá" nửa tỷ đồng, Land Cruiser Prado 2024 vẫn bán 72 xe ở tháng đầu

Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc

Vụ người phụ nữ vừa lái xe vừa hát karaoke: Đã xác định được danh tính

Mê đắm vẻ đẹp của Trân Đài, Hoài Sa khi khoe sắc với màu đỏ và đen

Đúng như dự đoán: Đại diện Ấn Độ đăng quang Miss Universe 2021

友情链接