发布时间:2025-01-11 14:03:20 来源:Empire777 作者:La liga
Đó là nhận định được chuyên gia kinh tếTrần Du Lịch đưa ra tại Hội nghị triển khai nghị quyết 98 thực hiện một số cơ chế,ịquyếtvẫncóđiểmmởđểTPHCMnghiêncứupháthànhtráiphiếuraquốctếhạng 2 đức hôm nay đặc thù phát triển TP.HCM, diễn ra vào chiều 15/7.
Là người tham gia thực hiện tư vấn cho Thành phố trong quá trình xây dựng dự thảo nghị quyết, TS Trần Du Lịch cho biết trong quá trình nghiên cứu, ông nhận thấy Thành phố phải có một cơ chế phù hợp với vị trí, vai trò, quy mô để hoạt động. Do đó, Nghị quyết 98 ra đời là một cơ chế rất đặc thù vì rất nhiều điều khoản không có quy định trong luật hoạc trái với Luật.
Nghị quyết 98 đã trao cho Thành phố một số cơ chế, chính sách đặc thù ở nhiều lĩnh vực như đầu tưhạ tầng, tài chínhngân sách, xây dựng - quy hoạch, thu hút nhà đầu tư chiến lược, tổ chức bộ máy... Dù những cơ chế này nằm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, song ông đánh giá “Qua Nghị quyết 98 có thể thấy chưa bao giờ Thành phố được Trung ương cho một cơ chế mang tính hệ thống như lần này”.
TS Trần Du Lịch đánh giá nếu được phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thì Thành phố sẽ giảm được vốn vay ODA. Ảnh: Thuận Văn |
Dù vậy, ông Lịch cho rằng rất tiếc khi đề xuất Thành phố được phát hành trái phiếu chính quyền địa phương ra thị trường quốc tế đã không đưa vào được Nghị quyết. Tuy nhiên, vẫn có một điểm mở để Thành phố nghiên cứu thực hiện được.
Cụ thể, trong Nghị quyết 98 nêu rõ với những vấn đề có nội dung khác chưa được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội nhưng để đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong thu hút đầu tư chiến lược, huy động nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội thì Thành phố báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, xem xét quyết định.
“Phát hành trái phiếu quốc tế là điểm mấu chốt để giải quyết nguồn vốn cho Thành phố, trước mắt là sớm hoàn thành xây dựng các tuyến đường sắt đô thị”, ông nói đồng thời cho rằng nếu được phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thì Thành phố sẽ giảm được vốn vay ODA, bởi vay thương mại có khi còn rẻ hơn ODA.
Ngoài ra, ông cũng kiến nghị Thành phố nhanh chóng hoàn thành đề án để kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội đề án thành lập Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM để tạo ra đột phá thu hút nhà đầu tư chiến lược.
Trong đề xuất trước đó, UBND Thành phố cho biết dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM đã quy định một số cơ chế cho phép Thành phố linh hoạt trong việc huy động nguồn vốn từ trái phiếu. Song, qua triển khai thực tiễn, Thành phố nhận định cơ chế này chưa phát huy được hết hiệu quả của việc phát hành trái phiếu.
Theo đó, Thành phố chỉ có thể phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động vốn trong nước. Muốn vay nước ngoài thì vẫn phải thực hiện quy trình theo pháp luật hiện hành. Như vậy, về cơ bản sẽ không rút ngắn được thời gian thực hiện, chưa tạo sự thông thoáng và nâng cao trách nhiệm của địa phương đối với nguồn vốn trái phiếu trả từ ngân sách Thành phố.
Bên cạnh đó, nếu chỉ phát hành trái phiếu trong nước thì số lượng trái chủ tiềm năng ít, lãi suất huy động cũng thường coa hơn việc huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế. Do đó, hiệu quả huy động tháp và chi phí huy động cao, tiềm ẩn rủi ro về lãng phí ngân sách.
Trong khi đó, nhu cầu vốn đầu tư cho các dự ánhạ tầng trọng điểm của TP.HCM là rất lớn. Riêng đối với hệ thống đường sắt và xe điện công cộng, ngoài các tuyến Metro 1 (1,9 tỷ USD) về cơ bản đã hoàn thành; Metro 2 (giai đoạn 1: 2 tỷ USD) và Metro 5 (giai đoạn 1: 1,7 tỷ USD) đã xác định được nguồn vốn từ các nhà tài trợ, còn lại 9 dự án Metro và 3 dự án đường sắt nhẹ với tổng vốn đầu tư dự kiến là 16 tỷ USD hiện chưa xác định được nguồn vốn đầu tư.
Chính vì vậy, nếu chỉ phát hành trái phiếu trong nước thì không thể huy động được nguồn vốn lớn và rẻ để có thể triển khai các dự án này. Do đó, Do đó, Thành phố kiến nghị xem xét, bổ sung cơ chế cho phép Thành phố được phát hành trái phiếu chính quyền địa phương ra thị trường quốc tế để thực hiện hoàn thành đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị của Thành phố theo kế hoạch đến năm 2035. Trong đó, Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM là tổ chức phát hành theo ủy quyền của UBND Thành phố.
Liên quan đến việc thực cơ chế tài chính, ngân sách nhà nước, trong kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội vừa được UBND Thành phố ban hành, Thành phố cũng đề ra một loạt kế hoạch nhằm hiện thực hóa các chủ trương có trong quy định.
Cụ thể, Thành phố sẽ xây dựng chính sách phí, lệ phí nhằm ban hành các loại phí, lệ phí mới hoặc thay đổi mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã có theo thẩm quyền nhằm tăng nguồn thu ngân sách; bảo đảm có lộ trình, phù hợp với khả năng và yêu cầu phát triển của Thành phố, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, bảo đảm sự thống nhất của thị trường, không cản trở lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
Thực hiện vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách Thành phố được hưởng theo phân cấp.
Sử dụng hiệu quả ngân sách Thành phố để thực hiện dự án, công trình giao thông đường bộ có tính chất vùng, liên vùng nằm trên ranh giới, địa giới hành chính giữa Thành phố và địa phương khác, các dự án quốc lộ, cao tốc đi qua địa bàn Thành phố; hỗ trợ địa phương khác trong nước, hỗ trợ địa phương tại một số quốc gia khác trong trường hợp cần thiết.
Công ty đầu tư tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) thực hiện chức năng Quỹ đầu tư phát triển địa phương, được bố trí nguồn thu từ cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Thành phố để tăng vốn điều lệ cho HFIC; được bố trí vốn đầu tư công từ ngân sách Thành phố để hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được HFIC cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố; và lợi nhuận còn lại của HFIC sau khi trích lập các quỹ theo quy định được giữ lại bổ sung vào Quỹ Đầu tư phát triển của HFIC để bổ sung vốn điều lệ.
相关文章
随便看看