Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà tại Hội nghị Vật liệu Xây dựng toàn quốc 2017 do Bộ Xây dựng tổ chức diễn ra ngày 12/12 tại Hà Nội. Nếu như trước năm 2010,ếnkhíchpháttriểnvậtliệuxâydựngthânthiệnvớimôitrườgiải pháp bóng đá nhiều sản phẩm VLXD chủ lực của Việt Nam như xi măng, kính xây dựng, gạch ốp lát… chủ yếu còn nhập khẩu từ nước ngoài thì từ năm 2010 đến nay, ngành sản xuất VLXD nước ta đã phát triển không ngừng và đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhìn nhận, lĩnh vực vật liệu xây dựng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như: một số quy định quản lý không phù hợp; trình độ công nghệ, thiết bị nói chung của toàn ngành chưa cao… Hội nghị đã nghe báo cáo về VLXD và khoáng sản làm VLXD; kết quả Chương trình phát triển vật liệu xây không nung; Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm của Bộ Xây dựng về phát triển VLXD, vật liệu xây không nung và sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện làm VLXD. Hội nghị cũng nghe báo cáo về công tác nghiên cứu các chủng loại VLXD mới, định mức vật liệu xây không nung, nghe tham luận của các Bộ, ngành, địa phương… Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, VLXD có vị trí đặc biệt quan trọng đối với ngành xây dựng, và đang dần trở thành ngành kinh tế công nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước. Biểu dương và đánh giá cao những kết quả của ngành VLXD trong thời gian qua, tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng, vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch trong lĩnh vực VLXD vẫn còn thiếu và yếu. Đầu tư phát triển VLXD tuy đạt nhiều kết quả nhưng vẫn còn thiếu nhiều vật liệu mới, vật liệu thân thiện môi trường giá rẻ, VLXD cao cấp. Đầu tư không theo quy hoạch, tự phát, phong trào dẫn đến lúc được lúc mất, khủng hoảng thừa. Tình trạng khai thác VLXD trái phép diễn ra nhiều nơi, hoặc khai thác có phép nhưng không đảm bảo về môi trường... Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu trong thời gian tới, các các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, DN cần phối hợp tốt hơn nữa để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về VLXD. Đầu tư sản xuất các loại VLXD thân thiện với môi trường, lựa chọn tìm vật liệu thay thế vật liệu truyền thống. VLXD phải phát triển đáp ứng được nhu cầu cho ngành xây dựng trong nước, hướng tới xuất khẩu. Đồng thời, từng bước đổi mới công nghệ sản xuất, tiết kiệm năng lượng, đẩy mạnh sử dụng vật liệu không nung thay thế vật liệu nung. Nhanh chóng nghiên cứu và sử dụng chất thải của các nhà máy để sản xuất VLXD. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã trao bằng khen cho ba DN có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung là Tổng Cty Viglacera, Công ty cổ phần Gạch Khang Minh, Công ty cổ phần Sông Đà Cao Cường. |