【pharco fc】Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
Tỷ giá linh hoạt và tín dụng nhiều ưu đãi Năm 2024, Việt Nam đối mặt với những thách thức không nhỏ từ tình hình kinh tế toàn cầu và các yếu tố nội tại. Cụ thể kinh tế thế giới tăng trưởng chậm và không đồng đều. Nhiều quốc gia là thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ, nhưng lạm phát vẫn ở mức cao khiến người dân thắt chặt chi tiêu. Trong nước, tình hình nội tại của nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ. Việt Nam lại là nền kinh tế có độ mở lớn nên cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các thách thức bên ngoài. Để hỗ trợ các ngân hàng thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng, trong năm 2024, NHNN đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng và chủ động điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng vào tháng 8 và tháng 11 để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Tính đến ngày 13/12/2024, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng trưởng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023, với một phần lớn tập trung vào các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu. Dù đối mặt với những khó khăn trên, nền kinh tế trong nước vẫn duy trì được đà tăng trưởng tích cực, lạm phát được kiểm soát tốt… Trong bối cảnh đó, để ứng phó với các thách thức và tận dụng cơ hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng. Một trong những giải pháp quan trọng là việc điều hành lãi suất và tỷ giá. Trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn ở mức cao, NHNN quyết định giữ nguyên mức lãi suất điều hành trong năm 2024, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn. Điều này không chỉ giúp duy trì ổn định thị trường tiền tệ mà còn gián tiếp thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, bao gồm xuất khẩu. Đồng thời, NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, góp phần hấp thu các cú sốc bên ngoài. Nhờ đó, thị trường ngoại tệ duy trì ổn định, thanh khoản ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ; tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường. Một yếu tố quan trọng nữa là hệ thống ngân hàng đã triển khai các gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động. Chính sách tín dụng ưu đãi tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu, sản xuất và các ngành động lực của nền kinh tế. Chẳng hạn, các ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank cùng nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã thường xuyên triển khai các gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các mặt hàng như thủy sản, nông sản, lâm sản và công nghiệp chế biến thường được ưu tiên hỗ trợ, vì đây là những ngành mũi nhọn trong xuất khẩu của Việt Nam. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, những gói tín dụng này giúp doanh nghiệp giảm áp lực về vốn khi cần chuẩn bị nguyên liệu hoặc sản xuất cho các đơn hàng xuất khẩu. Đặc biệt, trong năm 2024, gói tín dụng đối với lâm, thủy sản có quy mô ban đầu khoảng 15.000 tỷ đồng, nhưng do giải ngân tốt nên đã liên tục tăng lên. Tính đến giữa tháng 9/2024, toàn ngành ngân hàng đã giải ngân gói này đạt 36.000 tỷ đồng, vượt 6.000 tỷ đồng so với quy mô 30.000 tỷ đồng được bổ sung hồi tháng 2/2024. Những gói tín dụng này thường có các đặc điểm như lãi suất thấp hơn so với các khoản vay thông thường, thời gian vay dài hạn và điều kiện vay linh hoạt. Đồng thời, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh số hóa, từ cho vay trực tuyến cho đến cung cấp các dịch vụ về quản trị, giao dịch… tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tiết giảm chi phí. Điều hành phù hợp trước những biến động khó lường Về vấn đề này, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam khẳng định, xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực ưu tiên của ngành ngân hàng. Ngành ngân hàng đã triển khai rất nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiếp cận vốn một cách thuận lợi nhất. Cũng theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, bên cạnh các hình thức vay vốn bằng tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp, doanh nghiệp còn có thể vay vốn bằng nguồn hàng, bằng hình thức thư tín dụng (L/C), vay tín chấp, thậm chí hợp đồng xuất khẩu... Các ngân hàng cũng dành lãi suất cho vay doanh nghiệp xuất khẩu ở mức thấp, thậm chí có ngân hàng cho vay vốn với lãi suất 3,7%/năm. Từ phía doanh nghiệp, sang năm 2025, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, triển vọng của xuất khẩu thủy sản rất khả quan, với tăng trưởng sẽ từ 10-15%. Tiền đề cho tăng trưởng đó là các tín hiệu tốt từ thị trường, chính sách tín dụng ưu đãi cho thủy sản và lâm sản, giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt kế hoạch sản xuất, xuất khẩu. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết thêm, ngành ngân hàng rất nỗ lực để cho vay nhưng cũng phải tính toán đầu ra, đầu vào, tính đến bài toán kinh tế. Vì vậy, để tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới, chỉ có cơ chế ưu đãi từ ngành ngân hàng là chưa đủ mà cần sự vào cuộc đồng bộ, thống nhất quan điểm của Chính phủ, của nhiều bộ, ngành và của chính doanh nghiệp. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tốt hơn nữa, TS. Nguyễn Quốc Hùng kiến nghị, Chính phủ cần kiện toàn để Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy đúng tác dụng, hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi hơn trong vay vốn. Bởi theo TS. Hùng, khi xác định doanh nghiệp tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là bộ phận không thể thiếu, thì quỹ cần ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp này. Liên quan đến tỷ giá, theo nhiều chuyên gia, với chính sách thương mại của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump, giá trị đồng USD có thể mạnh lên. Sự tăng giá của đồng USD sẽ có tác động trực tiếp đến chi phí xuất khẩu của Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trở nên rẻ hơn và cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, nhưng chi phí nhập khẩu sẽ tăng lên, đặc biệt là đối với những nguyên liệu và linh kiện nhập khẩu từ Mỹ hoặc các quốc gia có đồng tiền mạnh. Đồng thời các chính sách nhập khẩu vào Mỹ có thể trở nên khó khăn hơn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, một trong những thị trường quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Vì thế, chính sách tiền tệ linh hoạt và việc điều hành tỷ giá phù hợp của NHNN sẽ tiếp tục là yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua những biến động này. Do đó, NHNN cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành chính sách tiền tệ phù hợp. Chính sách điều hành tỷ giá, lãi suất sẽ tiếp tục linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu. Các ngân hàng cũng sẽ chú trọng đến việc đẩy mạnh các chương trình tín dụng hỗ trợ các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Việc nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu và thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành ngân hàng sẽ góp phần tạo ra một hệ thống tài chính an toàn, hiệu quả, đồng thời giúp các doanh nghiệp xuất khẩu dễ dàng tiếp cận vốn.Xuất khẩu cần tăng tốc bước sâu vào thị trường mới tiềm năng Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế,ínhsáchtiềntệgiúpsứcxuấtkhẩutăngtốpharco fc hải quan Tín dụng lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản đã được triển khai mạnh mẽ. Ảnh: T.H
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
-
Ủng hộ... quyết liệt
-
Nhiều tập thể, cá nhân được Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL tặng bằng khen
-
Nhiều tập thể, cá nhân được Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL tặng bằng khen
-
Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
-
Có thể rút một phần tiền gửi trước hạn, nhưng lãi suất phần còn lại phải thỏa thuận
- 最近发表
-
- Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- Hải quan Đồng Tháp: Bắt giữ liên tiếp nhiều vụ buôn lậu thuốc lá
- Đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp tỉnh
- Hải quan Mộc Bài khởi tố vụ vận chuyển trái phép hơn 2.000 chiếc bật lửa
- Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- Giá vàng chiều ngày 26/10: Vàng trong nước đồng loạt tăng
- Vũ khí NATO đổ về Ukraine, Kiev hé lộ vai trò của tên lửa Patriot
- Giá vàng ngày 8/10: Quay đầu giảm nhẹ
- Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- Miền nam Ukraine rung chuyển vì ‘mưa tên lửa’, Moscow
- 随机阅读
-
- Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- Ukraine áp lệnh trừng phạt với Nga, Kiev kêu gọi đồng minh vượt ‘lằn ranh đỏ’
- Giá lúa gạo hôm nay ngày 21/3: Giá gạo tiếp đà giảm, nhiều nông dân bán tháo
- Hải đội 3 bắt 2 tàu chở đầy dầu DO nghi nhập lậu
- Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- Hồ Đức Trung & hành trình đoạt Huy chương Bạc sinh học quốc tế
- Giá heo hơi hôm nay ngày 16/3/2024: Tăng cao nhất 3.000 đồng/kg
- Hương Thủy: Nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia lên hơn 97%
- Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- 30 học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học
- Khởi đầu từ trò giỏi
- Đảm bảo công bằng cho thí sinh
- Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- Xung quanh việc tịch thu lô máy khoan cọc thuộc hàng cấm nhập khẩu
- Mỹ chia sẻ với Hàn Quốc về kế hoạch hạt nhân đối phó Triều Tiên
- Giá vàng chiều ngày 15/10/2021: Vàng thế giới và trong nước cùng giảm
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- Thí sinh mất cơ hội trúng tuyển đại học nếu không nộp lệ phí xét tuyển
- Giáo sĩ Iran liên tục bị tấn công trên đường phố
- Giá lúa gạo hôm nay ngày 20/3: Nhiều địa phương đã thu hoạch gần xong, nguồn lúa ít lại
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Những thanh niên vùng biên dám nghĩ, dám làm
- Bế mạc Giải bóng đá vô địch tỉnh Bạc Liêu năm 2013
- Thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu bền vững
- Cần sự ổn định cho trái bơ
- U19 Việt Nam: Đừng buồn, những người hùng của chúng tôi!
- Giá vàng tăng nhẹ theo thế giới, giao dịch quanh 66,9 triệu đồng
- Điện lực Bình Phước nhận bằng khen của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
- Toàn tỉnh có trên 50 sân bóng đá
- Giải bóng chuyền vô địch quốc gia PV OIL
- NA Chairman receives new Korean Ambassador to Việt Nam