【bóng đá kết quả pháp】96% doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam chịu tác động của dịch Covid
作者:Cúp C1 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 10:13:44 评论数:
63,ệpNhậttạiViệtNamchịutácđộngcủadịbóng đá kết quả pháp9% doanh nghiệp Nhật sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết, đây là lần đầu tiên một hội nghị Xúc tiến đầu tư lớn được tổ chức trực tuyến với sự tham dự của hơn 1.000 doanh nghiệp Nhật Bản từ các điểm cầu tại Nhật Bản và trên khắp thế giới, thể hiện mối quan tâm và kỳ vọng lớn của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tới Việt Nam.
Trong khi dòng FDI toàn cầu có khả năng suy giảm tới 40% trong năm 2020 do tác động của đại dịch, kết quả thu hút đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam vẫn tương đối khả quan.
Tổng vốn đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 15,67 tỷ USD, bằng 84,9% cùng kỳ năm 2019, cơ bản là do các thương vụ M&A giảm đến 56,8% so cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký mới đạt 8,43 tỷ USD và tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 3,72 tỷ USD, tăng tương ứng 13,8% và 26,8% so cùng kỳ.
Đây là những tín hiệu tích cực, thể hiện sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Việt Nam hiện đang là điểm đến của hơn 32 nghìn dự án với tổng vốn đăng ký 378 tỷ USD từ 136 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ hai với hơn 60 tỷ USD vốn đầu tư.
Theo khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Châu Á và Châu Đại dương của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tháng 2/2020, có 63,9% doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh, tỷ lệ cao nhất trong khối ASEAN và đứng thứ ba trong khu vực châu Á và Châu Đại Dương (sau Bangladesh và Ấn Độ).
Tại hội nghị, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cung cấp những thông tin mới nhất về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đã cơ bản kiểm soát thành công đại dịch Covid-19 và hàng loạt các chính sách mới được ban hành như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật PPP và Quốc hội mới thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) và Hiệp định khuyến khích, bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - EU (EVIPA).
Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế Quách Ngọc Tuấn, Luật Đầu tư mới được thông qua đã bổ sung thêm các đối tượng được ưu đãi đầu tư. Trong đó, có những cơ chế ưu đãi đặc biệt mà nếu thuộc đối tượng ưu đãi đặc biệt, nhà đầu tư sẽ được hưởng các chính sách vượt trội hơn về thuế suất, chính sách đất đai, quy chế xuất nhập khẩu…
Luật Đầu tư cũng có nhiều chính sách giảm thủ tục, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đồng thời, chính sách của luật được duy trì ổn định, nếu quy định mới tốt hơn thì nhà đầu tư được áp dụng quy định mới, nhưng quy định cũ có lợi hơn thì nhà đầu tư được chọn hướng ưu đãi theo giấy phép ưu đãi đầu tư cũ đã được cấp phép.
Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp cũng có nhiều nội dung cải thiện về quản trị doanh nghiệp, tiếp cận các thông lệ tốt của quốc tế.
22% doanh nghiệp xem xét giảm lương, thưởng
Tại Hội nghị, đại diện các cơ quan, tổ chức như Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, JETRO, JBIC và doanh nghiệp Nhật Bản đã nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt là thành tích đầy ấn tượng trong việc khống chế đại dịch Covid-19 và khẳng định Việt Nam là đất nước an toàn, điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu của doanh nghiệp Nhật Bản sau đại dịch.
Theo khảo sát nhanh về tình hình kinh doanh thời kỳ hậu Covid-19 của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam do JETRO và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam thực hiện từ tháng 5 đến cuối tháng 6, có tới 96% số công ty Nhật tại Việt Nam chịu tác động của dịch bệnh và 3% các công ty không chịu tác động. Hơn một nửa số công ty chịu tác động lớn (18%) và "cực kỳ nặng nề" (40%).
Tại thời điểm hiện tại, có tới 65% công ty giảm doanh thu, 13% công ty tăng doanh thu. Về dự báo doanh thu cho cả năm, 65% số công ty trả lời giảm và 15% số công ty trả lời tăng. 90% công ty chịu ảnh hưởng từ việc hạn chế bay, hạn chế nhập cảnh và hơn một nửa số công ty bị ảnh hưởng bởi việc hạn chế di chuyển trong Việt Nam (65%), đình trệ ở thị trường nội địa (57%) và sụt giảm xuất khẩu (56%). Ngoài ra, có 90% công ty kỳ vọng sớm nới lỏng hạn chế nhập cảnh và 80% công ty mong muốn "nhanh chóng bình thường hoá các chuyến bay định kỳ giữa Việt Nam - Nhật Bản".
Để đối phó với tình hình này, có 22% số công ty cho biết họ chuyển sang "đàm phán kinh doanh trực tuyến" (22%) và "dừng hoặc kéo dài việc mở rộng đầu tư/đầu tư mới" (12%). Các biện pháp, chính sách đang được xem xét nhiều nhất là "giảm tiền lương/thưởng" (22%) và "đánh giá lại sản phẩm/dịch vụ" (20%).
Theo ông Takeo Nakajima, trưởng đại diện JETRO Hà Nội, so với việc tăng bình quân 10% lương mỗi năm của các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam, việc các doanh nghiệp xem xét giảm lương là quyết định rất khó khăn.
Đánh giá về khả năng phục hồi về trạng thái trước khi dịch xảy ra, hầu hết các doanh nghiệp được hỏi nói rằng thời gian phục hồi sẽ vào quý I năm 2021. Gần 40% công ty dự kiến sẽ phục hồi vào cuối năm 2020, trong đó bao gồm cả các công ty không bị ảnh hưởng và công ty đã phục hồi./.
Hoàng Yến