【tỷ số leganes】Chứng khoán tuần: Nhà đầu tư có được nhận quà Tết?

 人参与 | 时间:2025-01-13 02:34:22

chứng khoán tuần

Liệu năm nay thị trường có lại cho quà tết một lần nữa?ứngkhoántuầnNhàđầutưcóđượcnhậnquàTếtỷ số leganes

Dư địa tăng còn bao nhiêu?

Quá khứ đã được chứng minh là đúng khi tuần trước, thị trường đã chạm đáy ở quanh 513-514 điểm. VN-Index tuần này phục hồi so với mức đóng cửa cuối tuần trước khoảng 4,4% và nếu tính từ mức đáy 513 điểm thì xấp xỉ 6%.

Mức tăng này chưa phải là lớn, nhưng giúp chỉ số chính của thị trường rời xa mức đáy ngắn hạn một khoảng cách khá an toàn. Nói cách khác, thị trường đã ghi nhận một mức giảm sâu nhất và tiềm năng thủng mức đó đang giảm đi, khi điểm số ngày một tăng lên.

Nếu mức giảm trung bình như đã thống kê tuần trước của các nhịp giảm là -17,9% đã có tác dụng tham chiếu, khi VN-Index sụt giảm 16,8% là dừng lại, thì rất có khả năng lịch sử sẽ lặp lại một lần nữa. Đó là các nhịp tăng trước kỳ nghỉ Tết sẽ lại diễn ra.

Thống kê từ năm 2012 đến nay, đã có 4 cái Tết thị trường cho quà nhà đầu tư. Giai đoạn trước tết năm 2012, VN-Index tăng trưởng 13,9%, Tết 2013 chỉ số tăng 12,1%, Tết 2014 tăng 8,4%, Tết 2015 tăng 7,7%.

Mức tăng trưởng trung bình của các giai đoạn nói trên khoảng 10,5% và thời gian trung bình của nhịp tăng là 12,5 phiên cho đến ngày thị trường ngừng giao dịch để nghỉ Tết.

Trong một nhịp tăng rất có thể lặp lại của Tết 2016, kể từ đáy ngày 22/1 vừa qua, VN-Index đã tăng trưởng khoảng 6% trong vòng 6 phiên. Nói cách khác, nếu một nhịp tăng trước Tết lặp lại quá khứ, “tuổi đời” của nhịp hiện tại đã đi được gần một nửa mức trung bình.

Nhìn từ góc độ xác suất, khả năng cao hơn là thị trường sẽ tiếp tục một tuần cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết là tăng điểm. Dĩ nhiên sẽ có phiên tăng phiên giảm, nhưng tổng thể sẽ là một tuần tăng trưởng.

Góc nhìn xác suất này có sự phù hợp nhất định với các khu vực kháng cự chính của VN-Index trong nhịp tăng ngắn hạn này. Trong trường hợp thị trường tiếp tục có một tuần tới tăng trưởng, khu vực kháng cự nằm trong khoảng 550-560 điểm. Nếu VN-Index tuần tới tăng tới khu vực này thì “tuổi đời” trung bình của nhịp tăng trước tết sẽ đạt được.

Cách thức thống kê các diễn biến trong quá khứ để ước đoán tương lai là điều thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Thị trường chứng khoán là một thị trường của xác suất. Không bao giờ có sự chắc chắn tuyệt đối trong giao dịch cũng như diễn biến của giá. Tuy nhiên với một mức xác suất cao, cơ hội chiến thắng cũng sẽ cao hơn.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 29/1

Giá đóng cửa ngày 22/1

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 29/1

Giá đóng cửa ngày 22/1

Mức tăng (%)

HNG

15.4

21

-26.67

HVG

11

8.2

34.15

HAX

14.3

16.7

-14.37

PTL

1.7

1.3

30.77

PXL

2

2.3

-13.04

GAS

39.2

30.2

29.8

ICF

3.3

3.7

-10.81

ATA

2.7

2.1

28.57

SVC

33.9

38

-10.79

BBC

69

54

27.78

TMT

38.6

42.1

-8.31

KSH

4.6

3.7

24.32

GSP

13.9

15

-7.33

PXS

11.4

9.2

23.91

NBB

18.6

20

-7

PVD

23

18.6

23.66

HDG

25.6

27.5

-6.91

VHG

5.1

4.2

21.43

CYC

3.2

3.4

-5.88

FLC

6.5

5.4

20.37

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 29/1

Giá đóng cửa ngày 22/1

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 29/1

Giá đóng cửa ngày 22/1

Mức tăng (%)

BHT

3.1

3.8

-18.42

S12

4.9

2.8

75

DC2

3.7

4.5

-17.78

HDO

3

2

50

PIV

10.3

11.8

-12.71

SDP

4.9

3.5

40

MNC

7

7.5

-6.67

APG

6

4.5

33.33

DL1

10

10.7

-6.54

DZM

5.4

4.1

31.71

AAA

13.6

14.5

-6.21

PVC

14.1

10.8

30.56

VCS

65.3

69

-5.36

ACM

4.7

3.6

30.56

MCO

2.1

2.2

-4.55

ASA

2.6

2

30

VNF

64.5

67.5

-4.44

PVB

23.5

18.3

28.42

TVD

7.7

8

-3.75

PGS

18.4

14.5

26.9

Điều gì sẽ xảy ra sau Tết?

Diễn biến thị trường hiện tại đang được hỗ trợ đáng kể bởi tâm lý tích cực của nhà đầu tư khi diễn biến của thị trường quốc tế tốt hơn. Những áp lực chính của nhịp rơi sâu và nhanh trong nửa đầu tháng 1/2016 là giá dầu và thị trường chứng khoán quốc tế. Những yếu tố đó đã có sự tiến triển nhất định trong tuần này.

Chứng khoán Trung Quốc đang sụt giảm, nhưng cuối tuần rồi đã tăng trở lại 3,09%. Hầu hết giới phân tích quốc tế đều cho rằng thị trường chứng khoán Trung Quốc đang trong xu thế giảm dài hạn. Tuy nhiên ảnh hưởng lên thị trường thế giới lại giảm đi do xuất hiện những yếu tố mới.

Hai diễn biến quan trọng nhất mới xuất hiện, là xu thế nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ của châu Âu và Nhật Bản, cộng với sự thận trọng trong chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ. Chỉ số FTSE của Anh tăng 3,11% trong tuần này. S&P 500 tăng 4,35% kể từ đáy thấp nhất của tuần. Giá dầu cũng có tuần tăng thứ 2 liên tiếp lên gần 35 USD/thùng.

Nếu như thị trường chứng khoán Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố bên ngoài khiến xu thế lao dốc gia tăng trong nửa đầu tháng 1 thì không có lý gì khi các yếu tố đó được cải thiện, thị trường lại không phục hồi. Nói cách khác, thị trường trong nước đang được hỗ trợ từ các chuyển biến tích cực bên ngoài, cộng với việc giá cổ phiếu đã sụt giảm xuống mức rất thấp và trở nên hấp dẫn.

Biểu đồ chứng khoán

Một chỉ báo thường được sử dụng để dự đoán đáy trung, dài hạn của thị trường chứng khoán, là mức “đắt-rẻ” của thị trường dựa trên hệ số giá/thu nhập (P/E). Thời điểm cuối tháng 8/2015 khi VN-Index chạm đáy 511 điểm, hệ số P/E của sàn HSX vào khoảng 10,24 lần, HNX khoảng 9,12 lần. Tại mức định giá này, thị trường đã tạo đáy.

Thời điểm VN-Index ngày 22/1 vừa rồi, khi chỉ số rơi xuống 513 điểm, P/E của sàn HSX là 10,22 lần và HNX là 8,52 lần. Mức định giá đối với thị trường cũng tương đương với đáy tháng 8 năm ngoái. Do đó nếu VN-Index một lần nữa tạo đáy ở 513 điểm thì cũng không có gì quá bất ngờ.

Thống kê trong quá khứ từ 2012 đến nay thì trong 4 nhịp tăng trước Tết, chỉ có 2 nhịp tăng được nối tiếp sau tết, còn lại là giảm. Yếu tố mới xuất hiện như biến động quốc tế quá mạnh, hay nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ồ ạt đã dẫn đến các nhịp giảm trở lại sau Tết, thậm chí còn khiến VN-Index tạo đáy mới.

Diễn biến đó hàm ý rằng, trong điều kiện bối cảnh bên ngoài ủng hộ, thị trường có thể nối dài nhịp tăng sau Tết, nhưng nếu xuất hiện diễn biến bất thường mới, không có gì chắc chắn sóng tăng sẽ có “tuổi thọ” dài hơn.

Hỗ trợ nội tại có thể kỳ vọng chắc chắn nhất vẫn chỉ là mức định giá khá hợp lý thời điểm này. Với P/E của thị trường khoảng 10,5 lần, dòng vốn dài hạn sẽ quan tâm nhiều hơn vì tầm nhìn của dòng vốn này thường tới 3-5 năm tiếp theo. Tuy nhiên biến động ngắn hạn là không thể lường trước được và cũng ít chịu ảnh hưởng của vấn đề định giá dài hạn.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

18.1.2016

2,729.2

199.3

216.7

19.1.2016

1,666.8

120.4

187.8

20.1.2016

1,696.7

133.2

193.9

21.1.2016

1,981.2

147.5

246.6

22.1.2016

2,244.2

238.6

301.3

25.1.2016

2,253.5

115.2

242.2

26.1.2016

1,932.9

94.4

124.9

27.1.2016

1,919.6

91.1

213.5

28.1.2016

1,926.9

89.7

217.8

29.1.2016

1,838.3

125.6

192.3

Trọng Nghĩa

顶: 32踩: 411