【tỉ số ý】Gia nhập EVFTA: Thu ngân sách sẽ cải thiện trong trung và dài hạn
Một trong những nội dung quan trọng tại kỳ họp Quốc hội (QH) lần này,ậpEVFTAThungânsáchsẽcảithiệntrongtrungvàdàihạtỉ số ý đó là sẽ xem xét, phê chuẩn 2 điều ước quốc tế là: Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).
Sáng 20/5, QH đã nghe Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trình bày tờ trình của Chủ tịch nước về việc đề nghị QH phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA.
Tiếp đó, bộ trưởng các bộ: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày báo cáo thuyết minh 2 hiệp định.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn 2 hiệp định.
Sẽ giúp GDP tăng bình quân từ 2,18 - 3,25% trong giai đoạn đầu
Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) khởi động đàm phán FTA từ tháng 6/2012, sau gần 3 năm với 14 vòng đàm phán, tháng 12/2015 hai bên đã kết thúc đàm phán. Ngày 30/6/2019, tại Hà Nội, đại diện Chính phủ Việt Nam và EU đã ký Hiệp định EVFTA.
Hiệp định EVFTA gồm 17 chương, 8 phụ lục, 2 nghị định thư, 2 biên bản ghi nhớ và 4 tuyên bố chung. So với WTO và các hiệp định khác mà Việt Nam ký kết, EVFTA được coi là FTA thế hệ mới, ngoài những cam kết về thương mại hàng hóa và dịch vụ với mức độ cắt giảm thuế cao còn phải cam kết các lĩnh vực được coi là phi truyền thống như lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa.
Theo báo cáo thuyết minh của Chính phủ, hiệp định sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 - 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện), 4,57 - 5,30% (cho giai đoạn 5 năm tiếp theo) và 7,07 - 7,72% (cho giai đoạn 5 năm sau đó). EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới và hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ).
Thông qua hiệp định này, Việt Nam có thể tiếp cận một thị trường tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người, GDP khoảng 15.000 tỷ USD, chiếm 22% GDP toàn cầu.
Với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, EVFTA dự kiến sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030, tập trung vào một số ngành như nhóm hàng nông sản; nhóm ngành chế biến, chế tạo; nhóm ngành dịch vụ.
Về nhập khẩu, dự kiến nhập khẩu từ EU sẽ tăng khoảng 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030, tập trung vào một số mặt hàng như phương tiện và thiết bị vận tải, máy móc thiết bị phụ tùng, điện thoại và linh kiện điện tử, dược phẩm.
Theo nhận định của Chính phủ, cắt giảm thuế quan theo EVFTA sẽ có tác động hai chiều đến nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN). Theo đó, dự kiến tổng mức giảm thu NSNN từ giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo lộ trình của EVFTA là 2.537,3 tỷ đồng. Mặt khác, thu NSNN tăng lên do thu nội địa từ tác động tăng trưởng của EVFTA là 7.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020 - 2030. Mức tăng sẽ tăng dần theo mức độ tác động của hiệp định tới tăng trưởng. Như vậy lợi ích của EVFTA về thu ngân sách có thể sẽ được phát huy tốt hơn trong trung và dài hạn.
Kiểm soát chặt rủi ro do tác động của đại dịch Covid-19
Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích, Hiệp định EVFTA cũng có một số thách thức, như: tạo ra sức ép cạnh tranh từ hàng hóa và dịch vụ từ EU cho doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam; EVFTA bao gồm những quy định, quy tắc chặt chẽ về thủ tục đầu tư, hải quan, thuận lợi thương mại, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, các biện pháp kiểm dịch động thực vật, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững, là thách thức nhưng cũng là cơ hội đối với Việt Nam…
Thẩm tra về hiệp định này, Ủy ban Đối ngoại của QH đề nghị Chính phủ đánh giá thêm tác động của hiệp định sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là các khó khăn thách thức do đại dịch ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa xã hội, nhất là tăng trưởng GDP, thu ngân sách, cơ cấu ngành, thu hẹp thị trường, giảm việc làm.
Theo Ủy ban Đối ngoại của QH, việc Việt Nam ký và phê chuẩn FTA với EU vào thời điểm này là phù hợp và đúng thời điểm, tiếp tục tạo đà cho việc hội nhập kinh tế quốc tế và hồi phục sự phát triển kinh tế trong nước sau đại dịch Covid-19 qua các thị trường CPTPP và EU.
Trên cơ sở đó, Ủy ban Đối ngoại kiến nghị QH xem xét, phê chuẩn EVFTA tại Kỳ họp thứ 9, QH khóa XIV; cho phép áp dụng hiệp định này với Anh cho đến hết giai đoạn chuyển tiếp ngày 31/12/2020 và có thể gia hạn đến 24 tháng theo thỏa thuận giữa Anh và EU về việc Anh rời khỏi EU.
Ủy ban Đối ngoại cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục phân tích, đánh giá tác động của hiệp định theo phương pháp tính toán định lượng trên tất cả các lĩnh vực, cập nhật bổ sung đánh giá tác động của hiệp định do đại dịch Covid-19 gây ra để chủ động các biện pháp kiểm soát chặt chẽ những rủi ro và giảm thiểu các tác động tiêu cực trong quá trình triển khai hiệp định.
Đồng thời, tiếp tục rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm thực thi các cam kết trong hiệp định theo đúng lộ trình và chủ động tận dụng, phát huy tối đa các lợi ích mà hiệp định mang lại. Cùng với đó, làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền cho doanh nghiệp và người dân, để chủ động tận dụng các cơ hội, mang lại lợi ích cao nhất cho đất nước.
Dự kiến, ngay ngày đầu tiên (8/6) của đợt họp tập trung của QH, QH sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn 2 hiệp định nêu trên. Việc biểu quyết thông qua 2 nghị quyết quan trọng này sẽ được truyền hình và phát thanh trực tiếp./.
Gần 100% dòng thuế nhập khẩu được xóa bỏ sau lộ trình ngắn Với mức độ cam kết đạt được, EVFTA được coi là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Về nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình, thuế nhập khẩu sẽ được đưa về 0% (từ mức thuế cơ sở) sau một khoảng thời gian nhất định (lộ trình). Gần như 100% số dòng thuế và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của hai bên sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau lộ trình tương đối ngắn. Về cam kết của EU đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. |
Minh Anh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Tổng cục Hải quan kí kết thỏa thuận hợp tác với VASEP
- ·Giá vàng miếng và giá vàng nhẫn hôm nay (7/12): Phục hồi
- ·Điều kiện để tính phí bản quyền phải cộng vào trị giá tính thuế NK
- ·Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- ·Triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế
- ·Các 'phó tướng' của bà Harris và ông Trump chọn ngày so tài tranh luận
- ·PMB đưa 12 triệu cổ phiếu lên sàn HNX
- ·Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế
- ·Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- ·Mỹ dọa trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, nước thành viên NATO vì giao dịch với Nga
- ·Khách Hàn Quốc yêu thích biển Việt Nam
- ·Lãnh đạo đối ngoại EU kêu gọi áp trừng phạt bộ trưởng Israel
- ·Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- ·Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều
- ·Lập Ban chỉ đạo khảo sát ý kiến DN năm 2013
- ·Thu hút khách dịp cuối năm
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·HAH thành lập công ty thứ tư