【kq bd gh】Đầu tư FDI thúc đẩy TP.HCM phát triển

时间:2025-01-10 15:27:55 来源:Empire777

dau tu fdi thuc day tphcm phat trien

Lãnh đạo TP.HCM trao giấy chứng nhận đầu tư cho DN FDI. Ảnh: T.DỊU

Đóng góp tích cực của FDI

PGS-TS Phan Xuân Biên,ĐầutưFDIthúcđẩyTPHCMpháttriểkq bd gh Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết, 40 năm TP.HCM cùng cả nước xây dựng và phát triển, đổi mới và hội nhập, dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, nhất là quá tải về cơ sở hạ tầng, đất đai chật hẹp, lại là nơi “đầu sóng ngọn gió” của cơn bão khủng hoảng tài chính tiền tệ, suy thoái kinh tế toàn cầu, song đến nay TP.HCM vẫn là địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư FDI.

Theo Cục Thống kê TP.HCM, kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài năm 1988 đến đầu năm 2013, tổng nguồn vốn FDI đăng kí là 31,622 tỷ USD, tỉ lệ thực hiện là 41,8%. Từ năm 2001 đến nay, FDI đã tăng gần 5 lần, từ 885,7 triệu USD lên 38 tỷ USD năm 2014. Tính đến hết năm 2014, TP.HCM đã có 5.331 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 36,6 tỷ USD, chiếm 14,4% số vốn đăng kí và 30,1% số dự án còn hiệu lực trong cả nước. Trong đó, thời kì đỉnh cao của vốn FDI vào TP.HCM là năm 2008, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với tổng số vốn đăng kí là 8,407 tỉ USD (546 dự án), gấp 2,9 lần so với năm 2007.

Tiến sĩ Phạm Thị Minh Lý, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Tôn Đức Thắng cho biết, đầu tư FDI vào TP.HCM từ năm 1998 đến nay cũng kéo theo sự ra đời và phát triển của hàng loạt khu công nghiệp, khu chế xuất như: Khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung, Công viên phần mềm Quang Trung, Khu công nghệ cao… và các tổ hợp dịch vụ phức hợp của Thành phố như cao ốc văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, khu đô thị mới. Đặc biệt, khi nói về mức độ hiện đại và mức độ hội nhập của Thành phố, không thể không kể đến sự hình thành và phát triển của Khu đô thị Phú Mỹ Hưng- nơi được coi là đô thị kiểu mẫu và hiện đại nhất Việt Nam. Những năm gần đây, đầu tư FDI đã đóng góp vào việc thực hiện tái cấu trúc các sản phẩm xuất khẩu theo hướng giảm dần các sản phẩm nguyên vật liệu thô, chuyển dần sang sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, đã qua tinh chế. Đầu tư FDI tập trung vào các sản phẩm công nghiệp nhẹ và bất động sản, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển như thông tin liên lạc, công nghệ thông tin, sản xuất hàng tiêu dùng…

Bên cạnh việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới chính sách thu hút đầu tư, FDI cũng đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy các phương thức phân phối hàng hóa dịch vụ mới, thúc đẩy các ngành sản xuất tại TP.HCM phát triển. Các DN FDI cũng góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy năng lực xuất khẩu của Thành phố, giúp các DN nội địa đang hoạt động ở Thành phố tham gia tích cực hơn và tăng vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu. Theo báo cáo của UBND TP.HCM hiện có hơn 300 DN Việt Nam trên địa bàn Thành phố đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2014 có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng kí đầu tư vào TP.HCM. Trong đó, đứng đầu về vốn là Singapore với 58 dự án, vốn đầu tư đạt trên 1.800 triệu USD (chiếm 63,7% tổng vốn cấp mới); Birtish Virgin Island với 8 dự án, tổng vốn đầu tư 346,6 triệu USD, chiếm 12,2%; Nhật Bản với 91 dự án, vốn đầu tư 227,4 triệu USD… Sự xuất hiện của DN FDI với các dự án lớn cũng tạo ra sự cạnh tranh, thúc đẩy DN nội địa đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất theo hướng xuất khẩu. DN FDI cũng được xem là người đi tiên phong trong việc đào tạo và nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực của Thành phố, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các DN FDI và tiếp cận dần với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân lực.

Nhiều chính sách thu hút đầu tư

Để đạt được những kết quả trên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM Thái Văn Rê cho biết, Thành phố đã thực hiện nhiều chính sách thu hút nguồn FDI, trong đó cải cách các thủ tục hành chính, quản lí là mục tiêu số một. Theo đó, việc thành lập các Ban Quản lý theo lĩnh vực hoạt động đã phát huy vai trò tham mưu cho UBND Thành phố để xây dựng các chính sách thẩm định dự án đầu tư, thu hút đầu tư linh hoạt, phù hợp với quy mô, phạm vi hoạt động của từng khu, từ đó nâng cao cất lượng cung cấp thông tin, hướng dẫn và giải quyết theo cơ chế “một cửa”, rút ngắn thời gian cấp giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, chính sách về đất đai với các dự án FDI được thực hiện thí điểm chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng và chuyển nhượng nhà ở gắn liền với đất có hạ tầng tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng đã thành công.

TP.HCM cũng đã có những “đột phá” trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Cụ thể, đã giảm 10 thủ tục hành chính, sửa đổi, bổ sung 26 thủ tục, thay thế 5 thủ tục và bãi bỏ 144 thủ tục. TP.HCM cũng đã cập nhật 241 thủ tục hành chính vào cơ sở dữ liệu quốc gia để các DN và người dân tiện tiếp cận, thực thi; triển khai thực hiện Dự án Quy định điện tử (E-regulations). Đồng thời, triển khai hệ thống một cửa điện tử trên điện thoại di động ứng dụng công nghệ 3G. Nhờ đó, không chỉ hơn 3.000 văn phòng đại diện từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế TP.HCM đã có những đánh giá tích cực về quá trình cải cách thủ tục hành chính mà Thành phố còn tạo được niềm tin để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài khác đến TP.HCM trong thời gian tới.

推荐内容