您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【đội hình atlético madrid gặp ud almería】Vướng mắc, bất cập khi Hải quan thực hiện thẩm quyền chống buôn lậu

Ngoại Hạng Anh7人已围观

简介Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn: Xác định rõ ranh giới giữa tạo thuận lợi thương mại và chống buôn lậ ...

vuong mac bat cap khi hai quan thuc hien tham quyen chong buon lau bai 1 tham quyen dieu tra hinh su dung ve ho giayTổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn: Xác định rõ ranh giới giữa tạo thuận lợi thương mại và chống buôn lậu, gian lận thương mại
vuong mac bat cap khi hai quan thuc hien tham quyen chong buon lau bai 1 tham quyen dieu tra hinh su dung ve ho giayTổng cục Hải quan họp trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng năm 2019
vuong mac bat cap khi hai quan thuc hien tham quyen chong buon lau bai 1 tham quyen dieu tra hinh su dung ve ho giayHải Phòng: Thu nộp ngân sách 155 tỷ đồng từ chống buôn lậu
vuong mac bat cap khi hai quan thuc hien tham quyen chong buon lau bai 1 tham quyen dieu tra hinh su dung ve ho giayTổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn: Tội phạm ma túy và gian lận xuất xứ phức tạp trong 6 tháng đầu năm
vuong mac bat cap khi hai quan thuc hien tham quyen chong buon lau bai 1 tham quyen dieu tra hinh su dung ve ho giay
Ngà voi do lực lượng Hải quan phát hiện, bắt giữ tại cảng Hải Phòng đầu năm 2019. Ảnh: T.Bình.

Quy định… “khi có khi không”!

Theo quy định tại Điều 39, Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 33 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, cơ quan Hải quan có quyền khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng.

Trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, cơ quan Hải quan khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Tuy nhiên, theo Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), việc thực hiện thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự phát sinh một số vướng mắc.

Cụ thể, Điều 39 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Cơ quan Hải quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự. Nhưng tại các điều luật cụ thể quy định từng biện pháp ngăn chặn (Điều 110 đến Điều 124) và biện pháp cưỡng chế (từ Điều 127 đến Điều 129) lại không quy định cơ quan Hải quan có quyền thực hiện các biện pháp này trừ trường hợp ra quyết định áp giải, dẫn giải (khoản 3 Điều 127).

Với dẫn chứng nêu trên có thể thấy, ngay các điều trong cùng Bộ luật Tố tụng hình sự có sự bất cập trong quy định về thẩm quyền của cơ quan Hải quan.

Cũng trong Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 436 quy định cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế gồm: Kê biên tài sản liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; phong tỏa tài khoản của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.

Nhưng đến Điều 439 quy định cụ thể 2 biện pháp: Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, lại không quy định thẩm quyền cho cơ quan Hải quan.

Không triệu tập được đối tượng nghi vấn

Điều 39 Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều 33 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự quy định, cơ quan Hải quan có thẩm quyền thực hiện các hoạt động điều tra như: Khám nghiệm hiện trường; quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản; quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án.

Đồng thời, cơ quan Hải quan có thẩm quyền triệu tập, hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai bị hại, đương sự; triệu tập, lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

Nhưng trong nhiều điều luật quy định cụ thể các biện pháp trên thì chỉ quy định cho điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra có thẩm quyền thực hiện, không quy định thẩm quyền cho cơ quan Hải quan. Cụ thể là ở các điều luật của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến: Thẩm quyền triệu tập và hỏi cung bị can (Điều 182, Điều 183); triệu tập người làm chứng (Điều 185); triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự (Điều 188); tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét (Điều 198); khám nghiệm hiện trường (201).

Mặt khác, Thông tư 61/2017/TT-BCA của Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách, về điều tra hình sự áp dụng chung cho tất cả cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, tại 12 mẫu ấn chỉ quy định tại Thông tư 61 được áp dụng để thực hiện các hoạt động điều tra như: Khám xét, tạm giữ đồ vật, tài liệu, trả lại đồ vật, tài liệu… chỉ quy định cho điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra có thẩm quyền áp dụng, không có hướng dẫn cho cơ quan Hải quan thực hiện trong các trường hợp này.

Không chỉ bất cập trong quy định của pháp luật, quá trình thực hiện lực lượng Hải quan cũng gặp không ít vướng mắc. Nhiều công chức công tác trong lĩnh vực điều tra của ngành Hải quan chia sẻ, như trường hợp thực hiện thẩm quyền hỏi cung, tạm giữ đối tượng… nhưng hiện nay cơ quan Hải quan không có phòng hỏi cung độc lập hay phòng tạm giữ đối tượng vi phạm nên việc thực hiện việc điều tra, xét hỏi, tạm giữ theo quy định rất khó khăn.

Trước những bất cập nêu trên, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đề xuất cơ quan có thẩm quyền bổ sung quy định về thẩm quyền cơ quan Hải quan được khởi tố, điều tra các tội phạm: Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; tội trốn thuế; tội buôn bán hàng giả; tội vận chuyển, buôn bán trái phép các chất ma túy qua biên giới; tội đưa trái phép chất thải vào Việt Nam. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm giúp cơ quan Hải quan tăng cường phát hiện, xử lý kịp thời các tội phạm xảy ra trong lĩnh vực hải quan quản lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung.

(Bài 2: Bất cập xử lý pháo nổ, tang vật vi phạm)

Tags:

相关文章