【kết quả krasnodar】Chất lượng Báo cáo tài chính nhà nước ngày càng được nâng cao
Tuy nhiên,ấtlượngBáocáotàichínhnhànướcngàycàngđượcnâkết quả krasnodar để Báo cáo tài chính nhà nước ghi nhận đầy đủ các tài sản công, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu để hoàn thiện báo cáo này trong thời gian tới.
Gần 90% đơn vị gửi báo cáo tài chính
Là một lĩnh vực mới và khó cả về kỹ thuật nghiệp vụ và công tác phối hợp, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã sáng tạo, linh hoạt và chủ động trong triển khai thực hiện ngay từ năm đầu tiên. Do đó, công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) năm 2018 đã đạt một số kết quả khả quan. Đến cuối năm 2019, đã hoàn thành 63 bộ BCTCNN tỉnh năm 2018, trình UBND cấp tỉnh và báo cáo HĐND cấp tỉnh. Đến cuối tháng 3/2020, KBNN đã hoàn thành việc tổng hợp, lập BCTCNN toàn quốc năm 2018, trình Bộ Tài chính, Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để báo cáo Quốc hội cùng với Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước vào tháng 5/2020 theo đúng quy định.
Như vậy, mặc dù đây là lần đầu tiên BCTCNN được lập trên phạm vi toàn quốc, nhưng đã đảm bảo được đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan, đơn vị khu vực nhà nước đã nghiêm túc và có sự phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện, trong đó nòng cốt là hệ thống KBNN.
Đối với việc lập BCTCNN năm 2019, ngay từ đầu năm 2020, toàn hệ thống KBNN đã bắt tay triển khai các hoạt động tiếp nhận báo cáo cung cấp thông tin tài chính từ các đơn vị. Theo thống kê trên hệ thống Tổng Kế toán nhà nước, tổng số các đơn vị thuộc đối tượng cung cấp thông tin tài chính năm 2019 cho KBNN trên phạm vi toàn quốc là khoảng trên 52.600 đơn vị. Trong đó, tính đến hết ngày 22/6/2020, đã có khoảng 47.000 đơn vị đã được KBNN tiếp nhận thành công báo cáo cung cấp thông tin tài chính (chiếm khoảng 89% tổng số đơn vị). Các đơn vị chưa gửi báo cáo là các đơn vị cấp tỉnh và cấp trung ương (do chưa đến hạn gửi). Trên toàn quốc có 34/63 địa phương đạt tỷ lệ trên 90% (như: Đồng Nai, Sóc Trăng, Nghệ An, Hà Nội, Hải Dương...), các địa phương còn lại đều đạt tỷ lệ trên 70%.
Theo nhận định của KBNN, chất lượng báo cáo cung cấp thông tin tài chính năm 2019 của các đơn vị ở địa phương đã từng bước được cải thiện. Các vướng mắc của năm 2018 đã được khắc phục. Một số lỗi phát sinh của năm trước chủ yếu liên quan đến số dư đầu kỳ, xử lý các đơn vị chia tách, sáp nhập, giải thể... đã được KBNN phối hợp với Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) để hướng dẫn. Bên cạnh đó, KBNN đã thực hiện rà soát bổ sung các điều kiện ràng buộc, kiểm tra báo cáo cung cấp thông tin tài chính trên Hệ thống thông tin Tổng Kế toán nhà nước.
Các địa phương cũng đã chủ động nghiên cứu quy định, chế độ kế toán hiện hành, chủ động hơn trong việc kiểm tra, rà soát chất lượng báo cáo cung cấp thông tin của các đơn vị.
Có thể nói, năm đầu công tác lập BCTCNN còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng đến nay, đã đi vào nề nếp. Khảo sát tại một số tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, nhiều địa phương đã hoàn thành lập BCTCNN theo đúng tiến độ đề ra. Ví như tại Lào Cai, các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp huyện đã hoàn thành gửi BCTCNN trước ngày 1/4; sở tài chính, các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp tỉnh đã hoàn thành gửi BCTCNN trước ngày 30/6. Về cơ bản KBNN Lào Cai đã hoàn thành tiến độ lập BCTCNN.
Phải cung cấp thông tin về tài sản kết cấu hạ tầng
Mặc dù vậy, theo KBNN, việc lập BCTCNN vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, cần được khắc phục, đó là: BCTCNN năm 2018 chưa bao gồm giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ do địa phương quản lý, tài sản kết cấu hạ tầng khác do trung ương và địa phương quản lý và chưa bao gồm chi phí hao mòn của các tài sản kết cấu hạ tầng nêu trên. Hiện KBNN đang trình lãnh đạo Bộ Tài chính phê duyệt phương án và ban hành công văn gửi các bộ, cơ quan trung ương, UBND các địa phương hướng dẫn việc cung cấp số liệu năm 2019 cho KBNN về tài sản kết cấu hạ tầng, chi tiết tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và nợ chính quyền địa phương.
Trước đó, tại kỳ họp của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Quang (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, BCTCNN chưa thống kê, ghi nhận đầy đủ về tài sản công là tài sản hạ tầng (như: đường bộ ở địa phương, đê điều, cảng hàng không, công trình thủy lợi,…). Đại biểu đề nghị cần phản ánh đầy đủ thông tin nguồn lực tài chính của quốc gia.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2019, lần đầu tiên lập BCTCNN. Báo cáo được tổng hợp từ báo cáo các bộ, ngành và địa phương, trong đó đã phản ánh khá đầy đủ thông tin (về hiện vật và giá trị) của những tài sản công do các đơn vị thuộc bộ, ngành địa phương trực tiếp quản lý. Riêng đối với những tài sản công sử dụng chung (như đường bộ, cảng hàng không, đê điều, công trình thủy lợi…) việc tổng hợp rất phức tạp, do tiêu chí phân loại tài sản khác nhau, thực tế nhiều trường hợp thiếu thông tin, khó xác định giá trị do đã được đầu tư, xây dựng từ thời gian trước... Do đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo này trong thời gian tới.
Cũng phải nhìn nhận rằng, chất lượng báo cáo cung cấp thông tin tài chính từ các đơn vị còn hạn chế do việc thực hiện chế độ kế toán, lập báo cáo tài chính là nội dung còn mới và khó về kỹ thuật, nghiệp vụ. Việc lập báo cáo của nhiều đơn vị còn mang tính hình thức; một số nội dung chỉ được lập một cách tương đối, dẫn đến số liệu tổng hợp, loại trừ… trên BCTCNN 2018 chưa thực sự phù hợp.
Để nâng cao chất lượng lập BCTCNN 2019, KBNN tiếp tục tăng cường tuyên truyền đến các cấp lãnh đạo, các ban ngành, đơn vị có liên quan ở trung ương và địa phương để tiếp tục nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của BCTCNN và các yêu cầu của việc tổng hợp, lập BCTCNN.
Các đơn vị KBNN địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính đôn đốc các đơn vị hoàn thành việc lập, gửi BCTCNN năm 2019. Đồng thời, cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản pháp lý hướng dẫn chế độ kế toán cũng như các văn bản hướng dẫn của KBNN để chủ động rà soát, kiểm tra báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các đơn vị, kịp thời hướng dẫn, giải đáp vướng mắc.
Các địa phương chủ động báo cáo, đăng ký nội dung về BCTCNN tỉnh trong kỳ họp của UBND, HĐND đảm bảo thời hạn báo cáo lên HĐND tỉnh là vào tháng 12/2020. Đồng thời, chủ động phối hợp với cơ quan tài chính trong việc thuyết minh, giải trình số liệu giữa BCTCNN tỉnh và Báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh cũng như trình BCTCNN tỉnh ra cấp có thẩm quyền. Ngoài ra, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa trung ương và địa phương trong công tác chỉ đạo điều hành, hướng dẫn hỗ trợ triển khai, phát huy sự chủ động, tích cực tối đa của mỗi cấp KBNN.
Theo thống kê trên hệ thống Tổng Kế toán nhà nước, tổng số các đơn vị thuộc đối tượng cung cấp thông tin tài chính năm 2019 cho KBNN trên phạm vi toàn quốc là khoảng trên 52.600 đơn vị. Trong đó, tính đến hết ngày 22/6/2020, đã có khoảng 47.000 đơn vị đã được KBNN tiếp nhận thành công báo cáo cung cấp thông tin tài chính (chiếm khoảng 89% tổng số đơn vị). Trên toàn quốc có 34/63 địa phương đạt tỷ lệ trên 90%. |
Minh Anh
相关推荐
- Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- Tuổi thơ cơ cực của á khôi, diễn viên Giang Ly 'Nàng dâu order'
- Eureka America book launched
- Nga ngăn chặn Ukraine tập kích tàu sân bay, nêu điều kiện khởi động hòa đàm
- Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- Bản lĩnh, trí tuệ người làm công tác Tài chính góp sức giải phóng miền Nam
- Ngành Tài chính tiếp tục chuyển đổi số mạnh mẽ
- Quản lý siêu thị mini: Khó vì thiếu qui định