【kết quả st pauli】Đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão: xu hướng tất yếu hay bất hiếu?

Viện dưỡng lão chu đáo hơn ở nhà

Truyền thống của người Việt Nam là "uống nước nhớ nguồn",Đưachamẹvàoviệndưỡnglãoxuhướngtấtyếuhaybấthiếkết quả st pauli "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", làm con cái thì phải biết chăm sóc thương yêu cha mẹ, nhất là khi cha mẹ tuổi tác cao. Đạo lý này đã trở thành một nếp nghĩ cố định trong tư tưởng của nhiều người Việt. Một số ý kiến cho rằng việc đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão là một việc làm đi ngược lại với truyền thống và làm thay đổi hoàn toàn quan niệm về giá trị gia đình. Việc con cái gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão rồi bỏ bê, không quan tâm là việc làm rất đáng lên án song với những người con vì quá bận rộn, sức khỏe không cho phép thì việc gửi cha mẹ tới các trung tâm chăm sóc người già rồi tới thăm nom thường xuyên là việc làm có thể chấp nhận được. Nếu nhìn rộng ra, đây sẽ còn là một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội, đặc biệt là khi chỉ vài chục năm nữa thôi, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già hóa.

Viện dưỡng lão trở thành địa chỉ được nhiều người con chọn làm nơi dưỡng già cho cha mẹ

Ông Lê Đình Lâm (87 tuổi, Hà Nội) có tổng cộng 5 người con, một cô con gái đã mất, các con còn lại người thì bận rộn, người thì đã về hưu và sức khỏe yếu, quanh đi quẩn lại thì không người con nào có đủ thời gian và sức lực để chăm bố. Đó là lý do ông được gửi vào Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội). Hàng tháng, con cháu ông vẫn sắp xếp thời gian để tới thăm ông thường xuyên. Tay chống gậy, bước từng bước chậm rãi tập thể dục trong khuôn viên trung tâm, ông Lâm chia sẻ: “Cuộc sống ở đây khá tốt, không gian yên tĩnh, các nhân viên cũng tận tình, người già tự bắt chuyện, làm quen với nhau, hàng tuần, hàng tháng lại có con cháu tới thăm nên cũng vui. Vì là trung tâm tư nhân nên mất phí 6 – 8 triệu/người, không phải người già nào cũng có điều kiện vào ở đây, tôi chỉ ước giá như Nhà nước cho xây thêm các trung tâm như này nhưng lấy phí rẻ hơn thì tốt quá”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Sơn (69 tuổi, Gia Lâm, HN) thì lại có một hoàn cảnh khác. Hồi còn trẻ, bà không lập gia đình, lương hưu cũng chẳng có nên thời gian trước mấy anh chị của bà chung nhau gom tiền hàng tháng để gửi bà đến Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức (Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) sau đó thì bà chuyển đến Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Phù Đổng. Bà bảo: “Từ cuộc sống của chính bản thân tôi, tôi thấy sự có mặt của các trung tâm chăm sóc người già là rất cần thiết. Không có con cái, ít ra nếu cháu chắt trong gia đình thương, những người neo đơn như tôi cũng có chỗ để ở, có người chăm sóc lúc về già”.

Bà Sơn khá hài lòng với cuộc sống trong một trung tâm chăm sóc người cao tuổi

Gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão không phải là bất hiếu

Có thể thấy việc đưa cha mẹ, người thân tuổi cao sức yếu tới các viện dưỡng lão tư nhân đang là sự lựa chọn của nhiều gia đình có kinh tế khá giả, đủ đảm bảo cho các khoản phí phải nộp hàng tháng. Theo khảo sát chung, ngoài các Trung tâm Bảo trợ Xã hội của Nhà nước, ngày càng có thêm các trung tâm chăm sóc người già, viện dưỡng lão tư nhân mọc lên. Riêng ở Hà Nội có thể kể tới các cái tên nổi bật như: Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức, trung tâm Phù Đổng, Nhà tuổi vàng, trung tâm dưỡng lão Nhân Ái… Những địa chỉ này đều được trang bị cơ sở hạ tầng, phòng ốc, khuôn viên thuận tiện cho người già sinh hoạt và nhân viên chăm sóc cũng được huấn luyện, đào tạo bài bản. Chi phí dao động khoảng 5 – 8 triệu đồng/cụ/tháng, có nơi còn cung cấp dịch vụ cao cấp hơn với hơn chục triệu đồng một tháng.

Các trung tâm dưỡng lão tư nhân có nhiều gói dịch vụ phù hợp với túi tiền của từng gia đình

Ông Vũ Minh Lương (Giám đốc Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Phù Đổng) cho biết hiện tại trung tâm có xấp xỉ 100 cụ đang sinh sống, tổng số nhân viên gần 40 người, diện tích toàn trung tâm là gần 1 hecta. Những cụ già có mặt ở đây là bởi nhiều nguyên nhân: có người neo đơn cháu chắt họ hàng đưa vào, có người con cái mất hết, có người con cái bận bịu, sức khỏe yếu nên không chăm sóc được….

Qua quá trình điều hành trung tâm, ông Lương thấy rằng nhu cầu “đặt suất” của người già tại trung tâm ngày càng tăng, tuy nhiên vì diện tích có hạn, để đảm bảo người già có chế độ chăm sóc tốt nhất nên trung tâm chỉ dám nhận rất hạn chế, có nhiều hồ sơ phải đặt lên đặt xuống mới quyết định nên nhận trường hợp nào.

Ông chia sẻ: “Trước khi thành lập trung tâm, tôi đã suy nghĩ rất nhiều, người Việt ta có tư tưởng con cái có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ già chứ không thoáng như các nước phương Tây. Việc phá vỡ được tư tưởng đó không hề dễ dàng. Tuy nhiên tôi tin rằng thực tế sẽ chứng minh đây sẽ là xu hướng phát triển của xã hội, bởi con cái bận rộn, không có kinh nghiệm chăm sóc người già, suốt ngày để bố mẹ ở nhà cô đơn, không quan tâm đến nơi đến chốn thì chẳng phải đưa bố mẹ đến những trung tâm có đội ngũ chuyên nghiệp chăm sóc sẽ tốt hơn sao”.

Từng đưa một người cô họ tới ở một viện dưỡng lão tư nhân, Bác Nguyễn Văn Mạnh (58, Kiến An, Hải Phòng) cũng đồng quan điểm: “Mỗi tháng mấy anh em chúng tôi đóng góp sao cho đủ 7.000.000 đồng để nộp phí sinh hoạt cho cô ở trung tâm. Không phải chúng tôi không thương cô nên mới gửi người tới đây. Đầu tiên chúng tôi tính thuê người giúp việc song xét đi xét lại thì họ cũng chẳng có kinh nghiệm gì trong việc chăm sóc người già, có khi còn nảy sinh vô số điều tai hại cái cần ăn không cho ăn mà lại cho ăn những thứ nên kiêng. Đặc biệt với các cụ đầu óc không còn minh mẫn, việc chăm sóc vô cùng khó khăn, phức tạp. Thực chất việc gửi người nhà tới đây là chúng tôi mong muốn cô mình được chăm sóc một cách chu đáo, cẩn thận nhất”.

Thanh Thu

 

Bắt học sinh làm "tiêu binh" đón Thứ trưởng dưới trời lạnh: Hành xử phản giáo dục
Cúp C2
上一篇:Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
下一篇:Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?