Hóa chất độc hại trong thuốc nhuộm tóc
1. P-phenylenediamine
P-phenylenediamine (gọi tắt là PPD),Độctốtrongmỹphẩmlàmđẹkqbd na uy một hóa chất tạo màu khi tiếp xúc với oxy, là thành phần chính phổ biến trong các loại thuốc nhuộm tóc (chiếm 75%).
Khi tiếp xúc với da, PPD sẽ thâm nhập vào các mao mạch, vào máu, làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang, gây độc hại cho hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh, phổi, thận, gan.
Ngoài ra, PPD còn gây dị ứng, khiến nổi mụn và xuất hiện vết bỏng trên da.
Thậm chí, có một số trường hợp người tiếp xúc bị khó thở và dễ dẫn đến mắc bệnh hen suyễn mãn tính.
2. Persulfates
Persulfates là các hợp chất có chứa các anion, bao gồm kali, natri sunfat và amoni.
Persulfates là thành phần phổ biến trong thuốc tẩy mạnh cũng như trong thuốc nhuộm tóc.
Nồng độ Persulfates từ 17% trở lên có thể gây kích ứng da, trong khi các loại thuốc nhuộm chứa đến 60% là Persulfates.
Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, ngoài gây kích ứng da, Persulfates còn gây bệnh hen suyễn và tổn thương phổi.
Nếu buộc phải sử dụng loại thuốc nhuộm chứa nhiều Persulfates, bạn nên rửa thật sạch thuốc nhuộm bằng nước sau khi dùng.
3. Resorcinol
Resorcinol là một hợp chất hóa học từ dihydroxy phenol gây gián đoạn nội tiết tố.
Hợp chất này có thể gây cản trở việc sản xuất các hoóc-môn trong cơ thể, gây nên hiện tượng dư thừa và thiếu hụt hoóc-môn quá mức so với bình thường.
Nghiên cứu tiến hành trên chuột đã chỉ ra rằng, resorcinol có thể gây suy tuyến giáp, một nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm, đau lan rộng và tăng cân không mong muốn.
Ngoài ra, resorcinol còn gây kích ứng lên mắt và da mạnh, phụ nữ mang thai dễ bị sẩy thai nếu nhuốt phải hợp chất này.
4. Nước ôxy già
Nước ôxy già (Hydrogen peroxide) là một hóa chất có tính ăn mòn được tìm thấy trong các sản phẩm tẩy màu tóc.
Nghiên cứu thực hiện trên động vật chỉ ra rằng, nước ôxy già gây độc hại đến hệ thống tiêu hóa, phổi và hệ thần kinh.
Thậm chí, nó còn có thể gây tổn hại đến ADN và tăng khả năng gây bệnh ung thư.
5. Amoniac
Amoniac là một chất gây kích ứng da mạnh, làm tổn hại đến hệ hô hấp và khiến mắt bị sưng đỏ.
Trong một số trường hợp, amoniac còn gây khó khăn cho việc hít thở đối với những bệnh nhân đang bị hen suyễn.
Bất chấp những tính độc hại kể trên, amoniac vẫn được sử dụng như một thành phần quan trọng trong thuốc nhuộm (có thể thay thế PPD).
6. Chì acetat
Chì acetat là một hóa chất nguy hiểm, được tìm thấy chủ yếu trong thuốc nhuộm tóc, nhuộm vải.
Chì acetat có tác hại từ từ đến não và hệ thần kinh.
7. 4-ABP
4-ABP là một hóa chất tìm thấy nhiều trong các loại thuốc nhuộm tóc màu vàng, đỏ, đen và ít thấy trong thuốc nhuộm màu nâu.
Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) chỉ ra rằng, phần lớn thuốc nhuộm tóc đều có chứa 4-ABP và các hóa chất gây ung thư.
Hóa chất độc hại được tìm thấy trong dầu gội, kem dưỡng da
8. Rượu Isopropyl
Dung dịch rượu Isopropyl, còn gọi là chất tẩy rửa lỏng, là một chất độc làm thay đổi chất tự nhiên của chất khác.
Dung môi này được tìm thấy trong nước súc tạo màu tóc, kem dưỡng da toàn thân, kem xoa tay, kem cạo râu, nước hoa và nhiều mỹ phẩm khác.
Khi hít phải hơi hoặc nhuốt phải, rượu Isopropyl có thể gây đau đầu, đỏ bừng mặt, chóng mặt, trầm cảm, buồn nôn, nôn và lâm vào trạng thái hôn mê.
9. Dầu khoáng
Dầu khoáng (Mineral oil) là một dạng chiết xuất từ dầu mỏ, một thành phần trong hầu hết các loại kem bôi làm mềm da và nhiều mỹ phẩm khác.
Mặc dù không thẩm thấu qua da nhưng dầu khoáng lại tạo nên một lớp màng bao phủ bề mặt da, gây ức chế khả năng thở (bít lỗ chân lông) và hấp thụ độ ẩm tự nhiên của da, đồng thời làm tăng quá trình lão hóa cũng như làm giảm chức năng phổi và gây thiếu vitamin nghiêm trọng.
10. PEG
PEG là tên viết tắt của hợp chất Polyethylene Glycol, được dùng trong chế biến các sản phẩm tẩy rửa có khả năng hòa tan dầu mỡ.
Trong sản xuất công nghiệp, PEG được tìm thấy nhiều trong kem bôi da, chất bôi trơn tình dục cũng như trong một số loại kem đánh răng.
Mặc dù có độc tính không cao, nhưng nếu sử dụng các sản phẩm có PEG thường xuyên sẽ gây tổn hại đến hệ miễn dịch và có nguy cơ gây ung thư.
11. Propylene Glycol
Propylene Glycol (PG) là một chất dung môi trong suốt có khả năng giữ ẩm và chống đông.
PG là thành phần được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm chăm sóc cá nhân như mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc tóc, kem dưỡng da, nước súc miệng, kem đánh răng…
Khi tiếp xúc với da thường xuyên, PG sẽ khiến cho não, gan, thận bị rối loạn chức năng.
12. SLS và SLE
SSLS (Sodium Lauryl Sulfate) và SLES (Sodium Laureth Sulfate) hai hợp chất được sử dụng rộng rãi trong thành phần của mỹ phẩm, kem đánh răng, dưỡng tóc.
Đặc biệt, SLS và SLES chiếm đến 90% trong tất cả các sản phẩm dầu gội và sản phẩm có bọt.
Khi hai hợp chất này ngấm vào trong da sẽ gây tổn hại cho hệ thống miễn dịch. Khi SLS kết hợp với hóa chất khác sẽ chuyển sang hợp chất hóa học mạnh có thể gây ung thư.
Ngoài các chất hóa học độc hại kể trên, trong các thành phần của kem dưỡng da, sữa tắm, dầu gội đầu, kem đánh răng, các sản phẩm chăm sóc trẻ em… còn chứa các hợp chất nguy hiểm khác như Fragrance, Imidazolidinyl Urea, DMDM Hydantoin, phẩm màu, Diethanolamine, Momoethanolamine…
Để giảm thiểu tác động lâu dài của các hóa chất độc hại này, bạn nên sử dụng hạn chế hoặc tận dụng các sản phẩm tự nhiên để dưỡng da (như đắp mặt nạ trái cây), chăm sóc tóc (bằng bồ kết, chanh)… vừa đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí hợp lý.
Thu Trang
"Điểm mặt" các chất độc hại có trong mỹ phẩm