Ngôi mộ tập thể nằm trước cổng phụ Đàn Nam Giao,ôimộliệtsĩtậpthểcạnhĐàthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia armenia phía đường Tam Thai. Trước mộ có dựng bia ghi: “Mộ phần liệt sĩ, chôn tập thể 12 vị tham gia cách mạng thời chống thực dân Pháp, hy sinh tháng 2/1947. Người phụng lập: Bùi Văn Quỳ, 118 Phan Đăng Lưu, phường Phú Hòa, TP. Huế, ngày 16/6/1990”. Ngoài ra, còn có thêm hai bia khác, một ghi: “Phần mộ liệt sĩ Bùi Văn Đôn, sinh tháng 6 Quý Tỵ, chánh quán Hương Cần, Hương Trà, Thừa Thiên Huế, tạ thế tháng 2/1947. Người phụng lập Bùi Văn Quỳ và các con, 118 Phan Đăng Lưu, Phú Hòa, Huế lập ngày 16/6/1990”; một bia ghi: “Phần mộ ông Tôn Thất Ngữ, Hương Cần, Hương Trà, TT Huế, sinh 1900, tạ thế tháng 2/1947. Con trai Tôn Thất Viên phụng lập ngày 25/6/1990”.
Bia đá trên ngôi mộ
Để tìm hiểu thông tin, chúng tôi tìm về số nhà118 Phan Đăng Lưu, phường Phú Hòa, TP. Huế. Ông Bùi Văn Lộc, con trai thứ 5 của ông Bùi Văn Quỳ cho biết, cha ông đã mất năm 2008. Khi còn sống, ông đã tìm hiểu thông tin về ông nội của ông từ những người bạn và được biết, ông nội ông tham gia cách mạng, hoạt động chống Pháp ở địa phương Hương Cần, Hương Toàn, huyện Hương Điền (cũ), nay là thị xã Hương Trà. Tháng 2/1947, quân Pháp phát hiện ông nội ông và 12 người nữa cùng hoạt động và bắt, xử bắn ngay tại địa điểm cạnh Đàn Nam Giao. Từ những thông tin đó, cha ông đã bỏ kinh phí ra xây dựng ngôi mộ trên vào năm 1990. Do không biết chính xác hài cốt của ông nội ông nên cha ông đã dựng bia mộ tập thể. Trong ngôi mộ tập thể có chôn ông nội ông là Bùi Văn Đôn và 11 người khác, trong đó có 1 nữ. Sau đó, ông Viên (Việt kiều) có về tìm hiểu và xin ba ông cho dựng thêm bia đá của ông Tôn Thất Ngữ (cha ông Viên). Vào tháng hai hàng năm, con cháu theo đó đều cho sơn quét vôi, nhổ cỏ ngôi mộ để tưởng nhớ những người đã khuất.
Tại Bằng “Tổ quốc ghi công” do Thủ tưởng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký ngày 28/2/1979 đã công nhận Liệt sĩ Bùi Văn Đôn, cán bộ nông hội xã, nguyên quán xã Hương Toàn, huyện Hương Điền, tỉnh Bình Trị Thiên đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp ngày 23/3/1947.
Ông Hồ Minh Hương, Trợ lý chính trị Ban Chỉ huy Quân sự TP. Huế cho biết, về ngôi mộ liệt sĩ được phản ánh, Ban chỉ huy Quân sự TP. Huế chưa nắm rõ. Thời gian tới, chúng tôi sẽ đi điều tra, xác minh, làm việc với chính quyền địa phương và gia đình Liệt sĩ Bùi Văn Đôn xem ngôi mộ này có hài cốt không và đã cải táng chưa. Nếu chưa và được sự đòng thuận của gia đình thì sẽ di dời ngôi mộ này vào Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế để các liệt sĩ được chăm nom chu đáo hơn.
Như vậy, việc xác định ngôi mộ này như thế nào cần được các cấp chính quyền quan tâm, xem xét, giải quyết. Từ đó, sớm di dời, cải táng vào nghĩa trang liệt sĩ để tránh vẻ nhếch nhác như hiện nay.
Bài, ảnh: Hải Huế