Tồn kho vẫn cao
Báo cáo Bộ Công Thương cho thấy,ôngnghiệpchếbiếnchếtạoTậptrunggiảmtồnkhođẩymạnhtiêuthụlịch thi đấu bóng đá giải nhà nghề mỹ chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 3/2021 ước tính tăng 22,1% so với tháng trước và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 17,1% so với tháng trước và giảm 8,6% so với cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo lần lượt tăng 22,5% và 5,5%; sản xuất và phân phối điện tăng 26,4% và 3,4%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,8% và tăng 8,7%.
Bộ Công Thương chú trọng thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp |
Tính chung 3 tháng năm 2021, IIP toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 8%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2,5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,3%; riêng ngành khai khoáng giảm 8,2%
Đặc biệt, chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2021 một số ngành trọng điểm thuộc các ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại tăng 30,9%; sản xuất đồ uống tăng 16,9%; sản xuất thiết bị điện và khai thác quặng kim loại cùng tăng 12,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 12,3%; sản xuất xe có động cơ tăng 11,2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 9,4%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 7,9%.
Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số giảm, cụ thể, khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 13,7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 3,5%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 2%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 1,8%; khai thác than cứng và than non giảm 0,1%.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực quý I/2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Thép cán tăng 54%; linh kiện điện thoại tăng 47,9%; ti vi các loại tăng 30,9%; ô tô tăng 17,7%; sắt, thép thô tăng 14,4%; bia các loại tăng 12,1%; phân hỗn hợp NPK tăng 10,8%; khí hóa lỏng LPG tăng 9,1%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo tháng 3/2021 tăng 24,1% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2021, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2020 tăng 2,8%).
Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu cụ thể, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tính tại thời điểm 31/3/2021 tăng 22,5% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2020 tăng 24,9%), trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Sản xuất đồ uống tăng 13,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9,8%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 13%; sản xuất xe có động cơ giảm 24,5%. Đáng chú ý, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng thời điểm năm trước: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 91,6%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 85,7%; sản xuất kim loại tăng 68,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 40,9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 31,5%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 29,2%. Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân quý I/2021 đạt 75,1% (cùng kỳ năm trước là 78,4%).
Linh hoạt ứng phó
Để giảm áp lực tồn kho, thúc đẩy tăng trưởng, Bộ Công Thương cho biết, sẽ đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đa dạng hóa các thị trường xuất nhập khẩu và tìm thị trường mới; tích cực khai thác cơ hội của các hiệp định thương mại tự do. Tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời. “Ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm khôi phục sau đại địch; tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu”- Báo cáo của Bộ nêu rõ.
Đưa ra các giải pháp, Bộ Công Thương nhìn nhận, sẽ nghiên cứu, nắm bắt thông tin về các xu thế sản xuất, tiêu dùng, thương mại, dịch chuyển đầu đề ra các giải pháp khai thác hiệu quả các thị trường xuất nhập khẩu.
Đơn cử như đối với ngành dệt may, các doanh nghiệp trong nước đã và đang chuyển đổi quy trình sản xuất, chuyển đổi sản phẩm, thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh với thị trường.
Đồng thời, Bộ cũng đề xuất các chính sách để ưu đãi phù hợp, đặc biệt đối với ngành dệt may, da giày điện tử, đồ gỗ... và các ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19; có cơ chế khuyến khích sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian trong nước thay thế nhập khẩu.
Đặc biệt, chú trọng thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong đó, xác định trọng tâm là khu vực công nghiệp hỗ trợ và ngay từ bây giờ cần tập trung tái cơ cấu các chuỗi liên kết để phục vụ cho sản xuất công nghiệp theo hướng bền vững hơn với một số đối tác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... tránh phụ thuộc quá lớn vào một hoặc một số ít đối tác hoặc thị trường.
Theo Bộ Công Thương, toàn ngành bám sát kịch bản tăng trưởng và các chỉ tiêu kế hoạch của ngành Công Thương được Quốc hội và Chính phủ giao năm 2021, tập trung triển khai các nhiệm vụ theo đúng tiến độ tại Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện các Nghị quyết 01 và Nghị quyết 02 của Chính phủ, tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. |