1. Thực trạng quan hệ thương mại,ệkinhtếViệkèo bóng đá kèo bóng đá đầu tư và hợp tác phát triển giữa Việt Nam và CHLB Đức
Thương mại
Sau 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1975-2015), nâng cấp thành quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2011, quan hệ thương mại hai chiều Đức - Việt Nam liên tục phát triển, hợp tác và bổ trợ lẫn nhau.
Từ năm 2001 đến 2018, xuất nhập khẩu Việt Nam với Đức tăng đều qua từng năm với tốc độ 14%/năm. Tuy nhiên, đến năm 2019 xu hướng này giảm dần. Xuất khẩu Việt Nam sang Đức không ổn định và liên tục sụt giảm do thời gian gần đây phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh. So với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới và EU, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam vào Đức cũng rất thấp. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ra thế giới 17,8% và EU là 13%.
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam không chỉ ở Liên minh Châu Âu (EU) mà còn ở cả Châu Âu. Đức là thị trường chiếm gần 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, đồng thời là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở Châu Âu. Từ góc độ xuất khẩu, Đức là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 tại EU, thứ 7 thế giới của Việt Nam năm 2020. Về nhập khẩu, Đức là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 2 EU, thứ 14 thế giới của Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, năm 2020, Việt Nam đã vượt Malaysia và Singapore vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức tại Đông Nam Á. Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng gấp đôi kể từ năm 2010, dòng dịch chuyển vốn đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao giữa hai bên cũng ngày một tăng cao.
Đức là thị trường chiếm gần 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Ảnh minh họa.