Ngày 7/4,ângcaokiếnthứcvềphápluậthìnhsựchocôngchứcHảiquanHảiPhòdabet8 Cục Hải quan Hải Phòng tổ chức Hội nghị “Tập huấn kiến thức, kinh nghiệm tham gia tố tụng theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; giới thiệu nội dung mới của Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017". Phát biểu tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Sỹ Tráng cho biết: Quá trình thực hiện nhiệm vụ lực lượng Hải quan được giao một số thẩm quyền, chức năng điều tra. Vì vậy, việc tổ chức Hội nghị sẽ giúp CBCC trong đơn vị nắm vững, hiểu rõ, nâng cao năng lực, trình độ, kinh nghiệm để thực hiện tốt các quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự, nhất là quy định có liên quan đến hoạt động hải quan.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thủy giới thiệu tổng quát các nội dung sửa đổi, bổ sung mới của Bộ luật Tố tụng hình sự. Đặc biệt, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp giới thiệu và đi sâu phân tích kỹ các nội dung liên quan mật thiết đến nhiệm vụ mà cơ quan Hải quan phải thực hiện trong thực tiễn, gồm: Tội buôn lậu (điều 188); Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189); Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190)... Đồng thời, hướng dẫn, khuyến nghị CBCC Hải quan Hải Phòng thực hiện thủ tục trong từng giai đoạn tố tụng đối với việc xử lý các vụ việc vi phạm hình sự. Đáng chú ý, theo bà Nguyễn Thị Thủy, trong các quy định xử lý hình sự liên quan đến lĩnh vực Hải quan như đề cập ở trên đều có nội dung mới là xử lý vi phạm đối với pháp nhân (thương mại), bởi trước đây chỉ xử lý với cá nhân vi phạm. Điển hình và quy định rõ, chi tiết như khoản 6 Điều 188 quy định, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; hàng hóa dưới 200 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng; b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm; đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm. Quy định mới về xử lý hình sự với pháp nhân được đánh giá là bước phát triển mang tính đột phá trong chính sách hình sự và tư duy lập pháp hình sự của Nhà nước ta, làm thay đổi nhận thức truyền thống về tội phạm và hình phạt, đáp ứng yêu cầu cấp bách từ thực tiễn, khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc xử lý các vi phạm pháp luật của pháp nhân thương mại trong thời gian qua, nhất là những vi phạm trong các lĩnh vực kinh tế và môi trường.
|