【trận bodo glimt】Ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày cảnh báo hội chứng ngưng thở nguy hiểm
Ngủ ngáy,ủngáybuồnngủbanngàycảnhbáohộichứngngưngthởnguyhiểtrận bodo glimt buồn ngủ ban ngày cảnh báo hội chứng ngưng thở nguy hiểm
(Dân trí) - Hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng nguy cơ bệnh tim mạch như tăng huyết áp kháng trị, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Dấu hiệu cảnh báo ngưng thở khi ngủ
TS.BS Phan Thanh Thủy - Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng bởi sự ngưng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên và dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu.
Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột quỵ, đột tử.
TS Thủy cho biết thêm, trong 3 nhóm của hội chứng ngưng thở khi ngủ (ngưng thở tắc nghẽn, ngưng thở trung ương và ngưng thở hỗn hợp), thì hội chứng ngưng thở tắc nghẽn gặp chủ yếu.
"Hội chứng này thường gặp ở nam giới, người hút thuốc lá, người có thể trạng thừa cân, béo phì với chỉ số khối cơ thể BMI >23, cổ ngắn, hàm nhỏ; hoặc tiền sử gia đình có người ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ", TS Thủy cho biết.
Theo TS Thủy, các dấu hiệu gợi ý để nhận biết có mắc ngưng thở bao gồm:
- Ngáy ngủ, bệnh nhân phàn nàn về buồn ngủ ban ngày, ngủ không hồi sức, mệt mỏi vào buổi sáng hoặc thậm chí mất ngủ.
- Bệnh nhân thức dậy trong đêm bởi các cơn ngừng thở, thở hổn hển hoặc cảm giác ngạt thở.
- Người ngủ cùng hoặc những người khác có thể ghi nhận bệnh nhân khi ngủ có ngáy thường xuyên, ngưng thở hoặc cả hai.
Chuyên gia này cho biết, hội chứng ngưng thở khi ngủ là bệnh lý gây ra nhiều hậu quả và biến chứng, bệnh lý nguy hiểm.
Do hội chứng ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bệnh nhân thường có biểu hiện buồn ngủ ban ngày quá mức dẫn đến gia tăng các tai nạn giao thông và tai nạn lao động.
Người bệnh có thể gặp tình trạng mệt mỏi, khó tập trung, lo âu, trầm cảm, dễ trở nên cáu gắt, kích động trong các tình huống không mong muốn.
Ngoài ra, ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, các bệnh lý thần kinh như Alzheimer,
"Nguy hiểm hơn, ngưng thở khi ngủ cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng nguy cơ bệnh tim mạch như tăng huyết áp kháng trị, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đột tử trong đêm.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể gặp ở 35% các bệnh nhân tăng huyết áp, 50% ở những bệnh nhân có rung nhĩ, 50% bệnh nhân suy tim và lên tới 80% ở những bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị.
Một phân tích tổng hợp trên các bệnh nhân đột quỵ ở châu Á cho thấy có đến 73,7% bệnh nhân đột quỵ có ngưng thở khi ngủ. Trong khi đó, thống kê của Hội Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ AASM, có đến 80% bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ chưa được chẩn đoán", TS Thủy thông tin.
Ai cần tầm soát?
Theo TS Thủy, những người được chẩn đoán tăng huyết áp, rối loạn tâm trạng, rối loạn nhận thức, bệnh mạch vành, tai biến mạch não, suy tim sung huyết, rung nhĩ hoặc đái tháo đường type 2 là các đối tượng cần tầm soát hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu có ít nhất một trong ba triệu chứng: Ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày quá mức hoặc cơn ngừng thở được chứng kiến.
Để được chẩn đoán chính xác, người bệnh cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa và được đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ để chẩn đoán.
Để thực hiện đo đa ký hô hấp/giấc ngủ, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số xét nghiệm, xếp lịch cho người bệnh. Với các bệnh nhân ngoại trú, lịch hẹn thường được đặt là 20 giờ trong ngày đo.
Bệnh nhân sẽ được sắp xếp phòng đo riêng biệt. Nhân viên y tế sẽ đặt điện cực, các đầu dây đo để ghi lại các sóng điện não, cử động mắt, cử động chân, lưu lượng khí qua mũi, cử động ngực bụng, đo bão hòa oxy máu… Bệnh nhân sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn để đi vào giấc ngủ thoải mái nhất.
Nhân viên y tế sẽ tháo máy đo vào khoảng 6 giờ sáng hôm sau. Sau khi đọc kết quả, nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ lập hồ sơ theo dõi định kỳ.
Đến nay, có nhiều phương pháp điều trị ngưng thở khi ngủ. Tùy vào triệu chứng, mức độ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Các biện pháp chính để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm: Giảm cân, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục duy trì cân nặng lý tưởng với những trường hợp thừa cân, béo phì.
Điều trị bằng phẫu thuật với những trường hợp có bất thường đường hô hấp trên như: amidan quá phát, hàm nhỏ, tụt sau; đeo dụng cụ đẩy hàm dưới ra trước; thở máy thông khí áp lực dương; kích thích dây thần kinh XII.
Trong đó, thở máy thông khí áp lực dương là phương pháp không xâm lấn phổ biến nhất được sử dụng hiện nay.
Theo đó, thời gian thở máy tối thiểu là 4 giờ/đêm, lý tưởng nhất là thở suốt đêm trong khi ngủ và thở đều đặn mỗi ngày. Thời gian thở máy ít nhất là 5 ngày/tuần. Hiệu quả điều trị sẽ duy trì tốt nếu người bệnh ổn định cân nặng.
Điều trị hội chứng ngưng thở tốt giúp cải thiện 41% trị số huyết áp, 31% chỉ số đường huyết, giảm 56% nguy cơ bệnh lý tim mạch, giảm 5 lần nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/997e298808.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。