Theệpcầnhỗtrợpháplýnhữngvấnđềcụthểnhận định bóng đá colombiao đánh giá từ Bộ LĐTB&XH, nhìn chung, công tác hỗ trợ pháp lý cho DN của Bộ đã mang lại kết quả khả quan, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn nhất định do yếu tố chủ quan và khách quan do tính tuân thủ pháp luật của các DN chưa thực sự tốt, đặc biệt với các DN nhỏ và vừa (chiếm xấp xỉ tới 97% DN Việt Nam). Cùng với đó, các hình thức hỗ trợ pháp lý cho DN chưa thường xuyên và chưa đáp ứng được nhu cầu của DN. Công tác hỗ trợ pháp lý cho DN chưa có đơn vị đầu mối nên còn tản mạn, chưa hệ thống, bài bản, chưa ban hành được Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho DN. Trang web của Bộ chưa cập nhật thông tin đầy đủ các văn bản trả lời vướng mắc của DN và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Do đó, Bộ LĐTB&XH đề xuất phải gấp rút bố trí nguồn lực và triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho DN sâu, rộng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của DN và người lao động, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của Bộ, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả của các hoạt động. Nâng cao năng lực, đào tạo nguồn nhân lực thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho DN, nâng cao chất lượng của hoạt động giải đáp pháp luật cho DN trong các buổi tập huấn, hội thảo, toạ đàm về các chuyên đề pháp luật lao động nhằm trao đổi kinh nghiệm, giúp các DN tuân thủ pháp luật và thu thập ý kiến góp ý hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động. Phát biểu tại Hội nghị, bà Trần Thị Lan Anh, Phó Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động (VCCI) cho biết, DN thực sự có nhu cầu hỗ trợ, đặc biệt là nhu cầu hỗ trợ trực tiếp đến từng vấn đề cụ thể của DN. Trong thời gian qua, các chương trình hỗ trợ pháp lý cho DN bước đầu tạo được nhiều dấu ấn nhưng điều này vẫn cần đòi hỏi sự hỗ trợ hơn nữa từ các chuyên gia và sự thay đổi các chính sách pháp lý hiện còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn cho DN. Còn theo ông Phạm Tuấn Khải, Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, để giúp DN phát triển hơn, Nhà nước cần có những cải cách nhiều hơn nữa, rút gọn thủ tục hành chính và các giấy phép “con”, chính sách phải minh bạch và chính xác, các hoạt động cần quyết liệt và đồng bộ để các chương trình hỗ trợ pháp lý đạt được hiệu quả tốt nhất. |