【đội hình borussia mönchengladbach gặp werder bremen】Lũ lụt ở miền Trung: Xin đừng chống lại thiên nhiên

 人参与 | 时间:2025-01-24 23:47:05

 - Cơn bão số 12 đổ vào các tỉnh Trung bộ những ngày đầu tháng 11 khiến nhiều vùng đất,ũlụtởmiềnTrungXinđừngchốnglạithiênnhiêđội hình borussia mönchengladbach gặp werder bremen từ Thừa Thiên-Huế đến Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà ngập chìm trong biển nước. 

Không ngờ, cơn bão cuối năm lại gây nên thảm họa ở vùng đất vốn đã thường xuyên hứng chịu thiên tai...

Lần này, thì rõ ràng, dù quán triệt phương châm “4 tại chỗ”, chủ động phòng chống bão lũ, nhưng hậu quả bão lũ gây ra, vẫn vô cùng lớn. Người dân tỏ ra đuối sức trong những ngày tránh bão, chạy lũ.

Lần này thì càng rõ, thủy điện vừa và nhỏ, với mục đích tốt đẹp ban đầu là sản xuất điện, cắt lũ và giảm lũ, thì chức năng giảm lũ, cắt lũ cho vùng hạ du, trong những trận mưa lũ như thế này, xem ra khó thành hiện thực.

{ keywords}
Người dân khiêng lưới rách chất lên bờ sau cơn bão số 12

Trong thời điểm chạy lũ căng thẳng, người dân lại thêm mối lo hồ thủy điện có thể xả lũ bất cứ lúc nào. Không chủ động cắt lũ, giảm lũ, ngược lại, như người dân nhận xét, không ít lần, hồ chứa thủy điện lại biến thành những quả “bom nước”, khi dân tình đang ngoi ngóp trong mưa lũ, thì thủy điện lại xả lũ, “dội” lũ thêm lần nữa.

Từ những cơn bão lũ ngày càng tàn khốc này, chúng ta không khó để nhận ra sự cuồng nộ của thiên nhiên đang ở cao trào, khiến con người phải trả giá. Hãy nhanh chóng chấm dứt thứ tư duy đầy ngạo mạn là chống lại thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên.

Lịch sử loài người, con người tiến hóa và thành người là biết dựa vào thiên nhiên, nép mình vào thiên nhiên, nhận biết quy luật thiên nhiên để tồn tại. Con người không đối nghịch, mà xem thiên nhiên là người bạn lớn, người mẹ vĩ đại, biết khiêm nhường đón nhận những sản vật mà thiên nhiên hào phóng ban tặng. Một khi trong đầu còn thứ tư duy chống, hay cái gọi là chinh phục thiên nhiên, thì, tất yếu, thiên nhiên sẽ trở thành kẻ thù, đối thủ cần loại trừ.

Điều đó chẳng khác hành động khiêu khích, tuyên chiến. Khai thác tận diệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ thế cân bằng hài hòa vốn có của tự nhiên, chính là con người đang tự dọn đường ngắn nhất đến hố sâu tự diệt. Nhiều thập kỷ qua, trên thế giới này, biết bao thảm họa thiên tai kinh hoàng liên tiếp diễn ra, trong mọi tình huống, con người như hạt bụi, chiếc lá, và không có cơ chống đỡ.

Đâu đó, trên đất nước ta, vẫn tồn tại thứ tư duy phát triển kinh tế bằng mọi giá, bất chấp quy luật xã hội, quy luật tự nhiên. Đâu đó, lòng tham, sự vụ lợi được che giấu dưới những dự án phát triển, triệt phá cả một khu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, chuyển đổi dòng chảy một con sông, lấn đầm hồ, rất đúng quy trình và đầy đủ thủ tục nhưng phản khoa học và thiếu nhân văn. Đâu đó, tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên theo lối tận thu, tận diệt vẫn diễn ra, làm biến dạng môi trường, thay đổi diện mạo vỏ trái đất.

Đấy, chính là nguyên nhân khiến thiên nhiên cất tiếng, thiên tai, thảm họa ngày càng kinh hoàng, khốc liệt.

Từ những trận lũ như thế này, càng nhìn rõ hơn cái lợi, cái hại của việc phát triển ồ ạt thủy điện vừa và nhỏ, để có quyết định nhân bản và lâu dài hơn trong bài toán phát triển năng lượng, để không phải tâm trạng nơm nớp sợ hãi.

Phát triển thủy điện, nhìn trước mắt có vẻ hiệu quả, nhà đầu tư nhanh thu lợi, nhưng về tổng thể, lợi bất cập hại. Cái hại rõ nhất là tác động tiêu cực đến môi trường, phá vỡ tính cân bằng hệ sinh thái tự nhiên vốn có, gây nên hội chứng “lũ chồng lũ”. Thay bằng phát triển thủy điện vừa và nhỏ, nên chuyển hướng đầu tư nguồn năng lượng xanh, từ gió, khí sinh học và nguồn năng lượng tái tạo khác. Hiện tại, giá thành cho một kilowatt giờ điện gió còn cao hơn so với thủy điện, nhưng bù lại, sẽ không phải đánh đổi môi trường, không phải trả giá cho hậu quả.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã tiên phong phát triển nguồn năng lượng tái tạo một cách thành công, như Mỹ, Đức... Việt Nam ít nhiều có kinh nghiệm làm điện gió, khi Bạc Liêu, tỉnh duyên hải Nam bộ từ chối đầu tư điện than, đã thành công với “cánh đồng tua-bin gió”, cung cấp điện năng ổn định, không gây hại môi trường, lại thêm một địa danh tham quan du lịch hấp dẫn. Khi hoàn thành cả 2 giai đoạn, “cánh đồng tua-bin gió” bên bờ biển, không xa trung tâm thành phố Bạc Liêu, có tổng công suất gần 100MW, chắc chắn thành điểm nhấn của nền kinh tế xanh địa phương.

Giữa tư duy chống thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên và hành động cực đoan tàn phá, truy sát thiên nhiên, với những cơn bão lũ kinh hoàng liên tiếp thời gian qua, là mối quan hệ nhân-quả.

Sống hài hoà, khiêm nhường trước thiên nhiên, đấy là lối ứng xử khôn ngoan.

Xin đừng chống lại thiên nhiên.

Nước mắt kẻ ăn rừng, nước mắt người vùng lũ

Nước mắt kẻ ăn rừng, nước mắt người vùng lũ

Khủng khiếp, bất ngờ, tàn khốc, tang thương... Đó là những tính từ được lặp đi lặp lại khi những trận lũ đổ về.

顶: 85886踩: 23756