当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【ti so y】Thêm cơ hội gia tăng xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt

PV: Hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp (DN) gia tăng xuất khẩu hàng hóa nếu như tận dụng tốt ưu đãi thuế quan,êmcơhộigiatăngxuấtkhẩuchodoanhnghiệpViệti so y bà đánh giá như thế nào về nhận định này?

Thêm cơ hội gia tăng xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt
Bà Nguyễn Thị Thu Trang

Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Việt Nam đã có hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước ASEAN cùng với một số nước đối tác như Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, New Zealand, đây đều là những đối tác xuất nhập khẩu rất lớn của Việt Nam, đặc biệt trong một số ngành hàng. Vì vậy, Hiệp định RCEP có hiệu lực, sẽ mang lại cơ hội mới cho DN khi có thêm một con đường xuất khẩu và nhập khẩu ưu tiên với các đối tác này. DN có thêm lựa chọn hưởng ưu đãi thuế quan và điều kiện phi thuế quan được chuẩn hóa trong khuôn khổ RCEP và các môi trường có liên quan giữa Việt Nam với các nước RCEP.

Điều mà DN chú ý ở đây là RCEP mang lại điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan, hay gọi là quy tắc xuất xứ nội khối hài hòa, bao trùm, cho nên dễ tận dụng hơn. Các nước trong RCEP hiện nay đang ở trình độ phát triển khác nhau, có cơ chế quản lý khác nhau đối với xuất nhập khẩu, cũng như giao dịch thương mại quốc tế. Do đó, DN có thể có nhiều lựa chọn khác nhau tùy thuộc mức độ, hiện trạng, nguồn cung, cách thức sản xuất của mình để hưởng ưu đãi thuế quan theo hướng có lợi nhất.

PV: RCEP mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức nhập siêu khi Việt Nam đang nhập khẩu lớn từ các thị trường như Trung Quốc hay thị trường ASEAN… đây cũng là các nước thành viên của RCEP. Bà nhìn nhận thế nào về vấn đề này?

Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Cùng với RCEP, Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường cho các đối tác thông qua việc loại bỏ hàng rào về thuế quan, cắt giảm theo lộ trình nhất định. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia RCEP vào Việt Nam. Về mặt lý thuyết, Việt Nam sẽ gặp phải tình huống nhập khẩu hàng hóa từ các nước RCEP tăng lên, sẽ tác động đáng kể đến DN Việt Nam (hàng hóa từ các thành viên RCEP hiện đang chiếm 70% tổng nhập khẩu của Việt Nam). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có thể nhập khẩu từ các thành viên RCEP tăng lên, nhưng không thể tạo thành cú sốc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Lý do là trong cam kết, các nhà đàm phán của Việt Nam đã đạt được là độ mở thuế quan khá hợp lý và lộ trình thực đến 15 - 20 năm.

Dệt may là một trong những ngành hàng hưởng lợi khi hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực có hiệu lực.
Dệt may là một trong những ngành hàng hưởng lợi khi hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực có hiệu lực.

Hơn nữa cũng cần phải nhấn mạnh việc gia tăng nhập khẩu cũng là cơ hội để DN Việt Nam gia tăng sản xuất, xuất khẩu. Cho nên, trong mọi tình huống nhập khẩu gia tăng đều mang lại tác động xấu cho nền kinh tế. Chính vì vậy cần phải nhìn nhận nhập khẩu gia tăng trong bối cảnh, mặt hàng cụ thể, trong mối tương quan với năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của DN Việt Nam, để có giải pháp chiến lược từ mặt chính sách quốc gia, cũng như kế hoạch cạnh tranh của từng DN.

PV:Việt Nam đã có 15 FTA và tất cả các hiệp định này đều có hiệu lực song song với nhau, bà có lời khuyên gì cho DN khi lựa chọn tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa?

Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Việt Nam đã và đang thực hiện cam kết 15 FTA. Trong đó, Việt Nam có 3 FTA với Hàn Quốc (FTA ASEAN - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - Hàn Quốc, RCEP).

Mỗi FTA có cam kết riêng, Hàn Quốc có cam kết với Việt Nam ưu đãi thuế quan khác nhau và quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi đó. Tùy thuộc vào quy trình sản xuất, chuỗi cung của sản phẩm và các điều kiện khác, DN đáp ứng được quy tắc của hiệp định nào thì hưởng ưu đãi của hiệp định đó. Nếu đáp ứng cùng lúc hai hoặc ba hiệp định, DN có thể lựa chọn hiệp định có ưu đãi thuế quan tốt nhất, có lợi nhất để áp dụng.

Đây cũng là thông tin hữu ích khi DN Việt Nam tiếp cận khách hàng. Nếu khách hàng mua hàng của nước nào đó, giá có thể thấp hơn, nhưng họ không được hưởng ưu đãi thuế quan. Đối với Việt Nam, giá có thể chưa cạnh tranh bằng, nhưng lại được hưởng lợi ưu đãi thuế quan từ FTA. Đây sẽ là điểm doanh nghiệp có thể đưa vào chiến lược kinh doanh của mình.

PV: Xin cảm ơn bà!

Doanh nghiệp cần chú ý để được hưởng ưu đãi thuế quan

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, dự thảo Nghị định biểu thuế để thực thi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được Bộ Tài chính công khai và lấy ý kiến doanh nghiệp (DN) từ trước khi hiệp định có hiệu lực. Theo kinh nghiệm cho thấy, việc chuyển từ cam kết sang biểu thuế không phải đơn giản, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương phải mất 6 - 8 tháng, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chậm 2 - 3 tháng.

Với RCEP tương đối phức tạp vì trong RCEP có tầng cam kết thuế quan nhiều và số lượng đối tác cũng nhiều hơn. Trong bối cảnh chưa có văn bản ban hành biểu thuế ưu đãi thực thi RCEP, các DN cần chú ý, các văn bản này bao giờ cũng có hiệu lực hồi tố. Vì vậy, DN cần có sự chuẩn bị, trong trường hợp có hiệu lực hồi tố, những lô hàng đã nhập khẩu kể từ ngày RCEP có hiệu lực.

分享到: