Nợ thuế không có khả năng thu hồi chiếm gần 50%
Theếtliệtkéogiảmnợthuếkhôngđểnợmớiphákeo liverpoolo báo cáo của Tổng cục Thuế, tổng số tiền nợ thuế do cơ quan thuế quản lý đến thời điểm 31/12/2019 là 80.830 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ trên tổng thu ngân sách do ngành thuế quản lý ở mức 6,3%. Trong đó tiền nợ có khả năng thu là 40.602 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,2% tổng số tiền nợ thuế; nợ thuế không còn khả năng thu hồi (của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh) là 40.228 tỷ đồng, chiếm 49,8% tổng số tiền nợ thuế.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Đoàn Xuân Toản - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, số tiền thuế nợ đọng đến thời điểm cuối năm 2019 vẫn còn lớn, chủ yếu là do các khoản nợ không có khả năng thu hồi và các khoản tiền phạt và tiền chậm nộp chiếm tới 71,4% tổng số tiền nợ thuế. Số nợ thuế, phí và nợ tiền đất chỉ còn chiếm 28,6% tổng số tiền nợ thuế.
Nếu xét theo tình hình nợ thuế của các địa phương về tỷ trọng nợ thuế trên tổng thu ngân sách năm 2019, có 23/63 địa phương có tỷ lệ nợ ở mức dưới 5%; có 40/63 địa phương có tỷ lệ nợ mở mức trên 5%. Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, tỷ lệ tổng nợ trên tổng thu ngân sách do ngành thuế quản lý đã giảm 0,4% so với năm 2018. Tuy nhiên, tổng nợ trên tổng thu vẫn còn cao so với mục tiêu đặt ra là dưới 5%.Nói về nguyên nhân nợ thuế tăng, ông Đoàn Xuân Toản cho biết, do sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, mất khả năng thanh toán; tài sản đã thế chấp tại ngân hàng dẫn đến không nộp ngay, nộp kịp thời tiền thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước (NSNN).
“Bên cạnh yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp mới khởi nghiệp cũng gặp khó khăn về vấn đề tài chính, chưa có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, lựa chọn ngành nghề không phù hợp với nhu cầu thị trường dẫn đến phát sinh nợ thuế mới. Một số người tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh do nguồn vốn mỏng, chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Khi tình hình kinh tế gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán và chấm dứt hoạt động kinh doanh, tự giải thể, phá sản, bỏ khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, không làm thủ tục giải thể theo quy định, cơ quan thuế đã cưỡng chế đến biện pháp cuối cùng là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng vẫn không thu hồi được nợ thuế” - ông Toản cho biết.
Đề cập đến số tiền nợ thuế sử dụng đất, tiền thuê đất mà các doanh nghiệp chưa thực hiện nộp vào NSNN, dẫn đến nợ thuế có chiều hướng tăng trong năm qua, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, nguyên nhân là do các dự án có vướng mắc trong quá trình triển khai, dự án chờ phê duyệt phương án bù trừ, dự án vướng mắc chờ giải phóng mặt bằng, chờ đền bù chưa triển khai được, dự án chờ phê duyệt phương án điều chỉnh mục đích sử dụng, điều chỉnh tầng cao, điều chỉnh diện tích… Với các trường hợp này, cơ quan thuế đã tính ghi nợ theo thông báo nộp tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, dẫn đến số nợ thuế tăng lên.
Ngoài nguyên nhân khách quan trên đây, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, việc nợ thuế tăng trong thời gian qua một phần cũng xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của các doanh nghiệp. “Nhiều người nộp thuế vẫn nhầm lẫn trong việc xác định mục, tiểu mục để nộp tiền thuế vào ngân sách, dẫn đến phát sinh nợ chờ điều chỉnh. Sự phối hợp của một số cơ quan như: Ngân hàng, công an, tòa án, thi hành án, đăng ký kinh doanh… chưa tốt, dẫn đến việc thu hồi nợ thuế chưa hiệu quả” - ông Toản nói.
Giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế đến từng cục thuế
Để giảm số tiền nợ thuế theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, tại Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020, ông Cao Anh Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã giao nhiệm vụ cho các vụ liên quan thuộc Tổng cục Thuế, các cục thuế phải giảm tỷ lệ nợ đọng thuế đến thời điểm 31/12/2020 xuống dưới 5% tổng thu ngân sách do cơ quan thuế quản lý.Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã yêu cầu cơ quan thuế các cấp áp dụng đầy đủ, kịp thời các biện pháp cưỡng chế nợ theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế, chây ỳ nợ thuế, cố tình chiếm dụng tiền thuế phải nộp vào NSNN.
Bên cạnh đó, để xử lý triệt để các khoản nợ thuế không có khả năng thu hồi, lãnh đạo Tổng cục Thuế yêu cầu cơ quan thuế các cấp tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN.
Để hoàn thành nhiệm vụ đã được lãnh đạo Tổng cục Thuế giao, ông Đoàn Xuân Toản cho biết, ngay trong tháng 1/2020, Tổng cục Thuế đã có văn bản giao nhiệm vụ, chỉ tiêu thu tiền nợ thuế cho các cục thuế. Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các cục thuế khi giao chỉ tiêu phải cụ thể, đến từng bộ phận, lãnh đạo Cục Thuế, lãnh đạo các phòng, các Chi cục thuế, các đội thuế, thậm chí đến từng cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế.“Cơ quan thuế các cấp, từ Tổng cục Thuế, đến các cục thuế phải nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Tuyên truyền, phổ biến, giải thích các quy định của pháp luật về nợ thuế cho người nộp thuế để nâng cao tính tuân thủ, khuyến khích tự nguyện, tự giác của người nộp thuế trong việc thực hiện các quy định nộp thuế” - ông Toản cho biết.
Cùng với việc giao chỉ tiêu thu nợ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan thuế, đẩy mạnh tuyên truyền để người nộp thuế hiểu và chủ động thực hiện nghĩa vụ thuế, đại diện Tổng cục Thuế cũng cho biết sẽ tiếp tục tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, giải quyết kịp thời các khoản nợ xấu, xử lý tiền chậm nộp cho các doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan, tạo điều kiện cho người nộp thuế đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hiệu quả, từ đó giảm nợ đọng thuế.
Để xử lý các trường hợp nợ thuế không có khả năng thu hồi, đại diện Tổng cục Thuế cho biết sẽ sớm hoàn thiện Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế sửa đổi, Thông tư hướng dẫn Nghị quyết số 94/2019/QH14 về xử lý nợ thuế như: Khoanh nợ, xóa nợ, gia hạn nộp thuế, không tính tiền chậm nộp, nộp dần tiền thuế nợ, miễn tiền chậm nộp đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng, không khai, minh bạch…
“Cùng với việc sớm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết, Tổng cục Thuế sẽ sớm tái thiết kế, sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý nợ và quy trình cưỡng chế nợ thuế theo Luật Quản lý thuế sửa đổi và cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các cục thuế, chi cục thuế mới. Chỉ đạo, giám sát việc phân loại tiền thuế nợ theo các tiêu chí phân tích nợ thuế, đảm bảo việc phân loại phải đầy đủ hồ sơ, phản ánh đúng bản chất của khoản tiền thuế nợ, của từng trường hợp nợ thuế. Hàng tháng, tổ chức theo dõi chặt chẽ, sát sao, thường xuyên, liên tục tình hình nợ thuế của các cục thuế để chỉ đạo kịp thời các cục thuế thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ” - ông Toản nói.Tổ chức đoàn kiểm tra chuyên đề về quản lý nợ
Để kịp thời áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế có tình chây ỳ, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục rà soát, xử lý các doanh nghiệp nợ thuế lớn, thông báo danh sách doanh nghiệp nợ thuế để yêu cầu các cục thuế, chi cục thuế tổ chức đôn đốc ngay các khoản nợ mới phát sinh, tránh tình trạng để nợ kéo dài, gây khó khăn trong việc thu hồi nợ thuế. Đối với các trường hợp cưỡng chế, kiên quyết thực hiện cưỡng chế thuế nợ, công khai thông tin người nộp thuế chây ỳ nợ thuế, không nộp tiền thuế nợ đúng hạn trên báo, đài, trang web cơ quan thuế, loa phát thanh của phường, xã theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế.
Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn kiểm tra về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; xử lý nợ tại một số cục thuế, chi cục thuế. Tập trung kiểm tra việc phân loại nợ thuế, tổng hợp đầy đủ các khoản tiền nợ, việc thực hiện cưỡng chế, đôn đốc thu tiền thuế nợ vào NSNN.* Ông Ngô Xuân Tòng – Cục trưởng Cục Thuế Bắc Ninh:
Xây dựng kế hoạch thu nợ chi tiết, cụ thểÔng Ngô Xuân Tòng Để hoàn thành mục tiêu đề ra, ngay từ những ngày đầu năm, Cục Thuế Bắc Ninh đã xây dựng kế hoạch thu tiền thuế nợ chi tiết đối với từng người nộp thuế, từng địa bàn, khu vực kinh tế. Giao chỉ tiêu, trách nhiệm thu nợ đến từng bộ phận, từng cán bộ thực hiện đôn đốc nợ bằng nhiều hình thức theo đúng quy trình quản lý nợ thuế. Đồng thời, lấy kết quả thu tiền thuế nợ là một tiêu chí chính để đánh giá xếp loại cán bộ hàng tháng, quý.
Cùng với đó, Cục Thuế Bắc Ninh cũng tập trung rà soát danh sách các DN còn nợ thuế lớn kéo dài, qua đó, mời DN còn nợ đọng thuế đến cơ quan thuế làm việc, lập biên bản yêu cầu DN cam kết về thời gian nộp tiền thuế nợ vào NSNN. Tiếp tục triển khai, thực hiện nhiệm vụ công tác thu hồi nợ thuế theo Chỉ thị 04/CT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính; thực hiện phương án thu hồi nợ thuế, xử lý nợ đọng thuế đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt…
Đồng thời, thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế đối với các khoản nợ trên 90 ngày theo đúng quy định. Yêu cầu các cán bộ quản lý nợ thường xuyên cập nhật số thu nợ, báo cáo lãnh đạo để có các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế phù hợp.
* Ông Nguyễn Trọng Thoan - Cục trưởng Cục Thuế Lâm Đồng:
Giao chỉ tiêu thu nợ cho từng công chức thuếÔng Nguyễn Trọng Thoan Hiện Cục Thuế Lâm Đồng đã giao chỉ tiêu thu nợ cho từng phòng, từng chi cục và từng công chức làm công tác quản lý nợ thuế. Sau khi giao chỉ tiêu, qua theo dõi cho thấy, trong tháng 1/2020 cục thuế đã thu hồi được 50 tỷ đồng nợ thuế. Trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ là 48,7 tỷ đồng, thu bằng biện pháp cưỡng chế nợ 1,3 tỷ đồng. Số nợ thuế đến 31/1/2020 của Lâm Đồng là 502,8 tỷ đồng, giảm 6% so với thời điểm 31/12/2019. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng thu ngân sách ở mức 5,9%. Trong đó tổng tiền thuế nợ có khả năng thu là 125,3 tỷ đồng, giảm 21% so với thời điểm 31/12/2019.
Để tiếp tục giảm nợ thuế, Cục Thuế Lâm Đồng sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ tiến độ thực hiện các biện pháp cưỡng chế, tiến độ thu nợ hàng ngày để đảm bảo việc thực hiện chỉ tiêu thu nợ, phấn đấu đưa số nợ xuống dưới 5% tổng thu ngân sách.
* Ông Đỗ Hồng Nam – Phó cục trưởng Cục Thuế Hà Nam:
Thực hiện linh hoạt các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ thuếÔng Đỗ Hồng Nam Nhờ các biện pháp thu hồi nợ thuế được thực hiện linh hoạt, quyết liệt tỷ lệ nợ đọng thuế trên địa bàn tỉnh Hà Nam luôn đảm bảo thấp hơn mức giao cả về tỷ lệ tương đối và chỉ tiêu tuyệt đối. Cụ thể, năm 2015, tỷ lệ nợ thuế trên địa bàn là 3,2%; năm 2016 tỷ lệ nợ thuế trên địa bàn là 3,3%; năm 2017 tỷ nợ thuế trên địa bàn là 2,9%; năm 2018,tỷ lệ nợ thuế trên địa bàn là 3,2%; năm 2019, tỷ lệ nợ tỷ lệ nợ thuế trên địa bàn là 2,9%.
Năm 2020, Cục Thuế Hà Nam tiếp tục đặt mục tiêu duy trì và kéo giảm nợ thuế xuống dưới 3%. Để thực hiện được mục tiêu trên, Cục Thuế Hà Nam tiếp tục nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu về quản lý thuế. Thực hiện quản lý nghĩa vụ thuế chính xác từng nghiệp vụ phát sinh theo hồ sơ thuế của người nộp thuế và các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước. Tập trung rà soát những bất cập trong theo dõi quản lý nghĩa vụ thuế và xử lý nợ bất cập trong công tác phối hợp theo dõi, hạch toán nghĩa vụ thuế.
* Ông Hà Văn Trường - Cục trưởng Cục Thuế Hải Phòng:
Năm 2020 phấn đấu thu đạt 800 tỷ đồng nợ thuếÔng Hà Văn Trường Tính đến ngày 31/12/2019, số tiền nợ thuế tại Hải Phòng là trên 1.900 tỷ đồng. So với thời điểm 31/12/2018 tăng gần 165 tỷ đồng. Nguyên nhân nợ thuế còn cao là do nợ từ Vinanlines, Vinashin chiếm tới 1/4 tổng số nợ nhưng chưa thể thu hồi được, vẫn phải tính tiền chậm nộp, tiền phạt vì không thuộc đối tượng xóa nợ thuế.
Vừa qua Tổng cục Thuế đã giao chỉ tiêu cho Cục Thuế Hải Phòng phải thu nợ được 80% của nợ năm trước chuyển sang, tương đương với chỉ tiêu thu khoảng 800 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, trên cơ sở chỉ tiêu đã được Tổng cục Thuế giao, chúng tôi đã giao chỉ tiêu cho các phòng, các chi cục thuế, các đội thuế và đến từng cán bộ làm công tác quản lý nợ.
Với các doanh nghiệp có số nợ lớn như Vianlines, Vinashin, Cục Thuế Hải Phòng sẽ kiến nghị với Chính phủ phải cơ cấu lại, đồng thời cho phép khoanh nợ với những khoản nợ trước đây, doanh nghiệp chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thuế từ khi tái cơ cấu. Nếu làm được như vậy thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại, có điều kiện chăm lo đời sống cho người lao động, cũng như thực hiện nghĩa vụ thuế ở thời điểm hiện nay. Còn nếu không xử lý được nợ cũ, thì gánh nặng quá lớn, doanh nghiệp không thể thực hiện được, cũng như gánh nặng cho cơ quan thuế trong việc theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ.
Với các khoản nợ thuế dưới 90 ngày, chúng tôi đang rà soát, yêu cầu cán bộ công chức phải nắm bắt, phải quyết liệt ngay từ đầu và chịu trách nhiệm với số nợ này. Trong trường hợp không thu được, phải đưa ra được nguyên nhân, lý do vì sao. Đối với nợ trên 90 ngày, hiện nay cục thuế đã giao trực tiếp cho các đơn vị thực hiện theo từng tháng, từng quý để triển khai thực hiện. Có thể nói, nhiệm vụ thu hồi nợ thuế của Cục Thuế Hải Phòng là rất khó khăn, tuy nhiên toàn thể cán bộ, công chức cục thuế sẽ nỗ lực phấn đấu để hoàn thành chỉ tiêu đã được Tổng cục Thuế giao.Nhóm PV
顶: 17踩: 5
【keo liverpool】Quyết liệt kéo giảm nợ thuế, không để nợ mới phát sinh
人参与 | 时间:2025-01-11 00:55:08
相关文章
- Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Huyện Phụng Hiệp: Sẽ mở rộng diện tích trồng khóm MD2
- Nền tảng phát triển công nghiệp và đô thị
- Xã Phú Hữu được công nhận 15/19 tiêu chí nông thôn mới
- Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- Agribank Hậu Giang bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng
- Nhiều kỳ vọng từ hội chợ
- Gánh nặng vì mưa, bão
- Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- Phối hợp thực hiện nhiều mô hình xây dựng nông thôn mới
评论专区