【bdkq giao huu】Chấn chỉnh lạm dụng giấy tờ bản sao có chứng thực

 人参与 | 时间:2025-01-13 02:53:09

Tại Chỉ thị này,ấnchỉnhlạmdụnggiấytờbảnsaocóchứngthựbdkq giao huu Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về quyền của các cá nhân, tổ chức khi trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính (TTHC). Theo đó, khi cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện TTHC nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp nộp bản sao không có chứng thực và xuất trình kèm bản chính thì công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tự kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính mà không yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp bản sao có chứng thực. Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan trên chỉ đạo việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về TTHC thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung theo hướng: Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu; hoàn thành trước ngày 31/3/2015. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các sở, ban, ngành trong địa phương tăng cườrig kiểm tra cách thức tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chấn chỉnh kịp thời tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực giấy tờ, văn bản trái với quy định tại Điều 6 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. Đồng thời bố trí đủ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu sao giấy tờ, văn bản của cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC. Thường xuyên quan tâm công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, giáo dục ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, giải quyết TTHC. Trước đó theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP: Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao không có chứng thực có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Thực hiện quy định này, một số cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thủ tục hành chính đã quy định theo hướng, cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn việc nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao không có chứng thực xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Tuy nhiên, trên thực tế, để đáp ứng yêu cầu thực hiện TTHC, đa số các cá nhân, tổ chức vẫn phải nộp bản sao có chứng thực giấy tờ, văn bản. Nguyên nhân do một số cá nhân, tổ chức nhận thức chưa đầy đủ về việc sử dụng bản sao nói chung và bản sao có chứng thực nói riêng khi giải quyết TTHC theo quy định. Ngoài ra, một bộ phận công chức, viên chức khi tiếp nhận hồ sơ giải quyết TTHC do tâm lý “ngại” đối chiếu, “sợ trách nhiệm” nên đã yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực mà không tiếp nhận bản sao để tự đối chiếu với bản chính. Chính vì vậy, nhu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản của cá nhân, tổ chức ngày càng gia tăng, từ đó dẫn đến tình trạng sử dụng bản sao có chứng thực đã vượt quá sự cần thiết và trở thành hiện tượng “lạm dụng” bản sao có chứng thực. Qua tổng kết công tác chứng thực từ năm 2007 đến nay cho thấy, mỗi năm, UBND cấp huyện, cấp xã trên toàn quốc đã thực hiện chứng thực hàng trăm triệu bản sao. “Việc làm này không những gây phiền hà, tốn kém cho người dân, lãng phí cho xã hội mà còn tạo nên áp lực, quá tải đối với UBND cấp huyện, cấp xã trong công tác chứng thực”, Chỉ thị của Thủ tướng nêu./.

Hoàng Lâm

顶: 643踩: 214