您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【bang xep hạng c2】Đa số cai trị doanh nghiệp nhiều hơn quản trị

Cúp C21人已围观

简介Anh Giản Tư Trung - Giám đốc Công ty PACEThưa anh, trong rất nhiều cuộc nói chuy ...

<br>
Anh Giản Tư Trung - Giám đốc Công ty PACE

Thưa anh,Đasốcaitrịdoanhnghiệpnhiềuhơnquảntrịbang xep hạng c2 trong rất nhiều cuộc nói chuyện chúng tôi thấy anh đề cập đến kinh tế tri thức, anh có thể cho một ví dụ về vấn đề này?

Tôi lấy một ví dụ nhỏ nhất của kinh tế tri thức, đó là câu chuyện về giày Nike. Một đôi giày của Nike bán trung bình 100 USD/đôi trên thị trường, chẳng hạn. Lúc đầu, hãng này làm từ A đến Z mọi công đoạn: từ sản xuất cho đến phân phối, làm thương hiệu… Nhưng một thời gian thì họ chuyển giao công đoạn sản xuất sang các nước thứ hai như Hàn Quốc, Đài Loan… với điều kiện là cho các nước này hưởng 20 USD/đôi, còn Nike thì tập trung làm thương hiệu và phân phối. Các nước thứ hai làm một thời gian cũng tính đến chuyện đẩy phần sản xuất sang các nước thứ ba như Trung Quốc, Indonesia, Campuchia… với điều kiện các nước này được hưởng khoảng 2 USD/đôi…

Từ ví dụ trên, ta thấy đó là ba nền kinh tế tiêu biểu: người hưởng 80 USD thì chỉ làm thương hiệu. Những người hưởng 18 USD thì thế mạnh nổi trội là công nghệ quản lý sản xuất; còn những người hưởng 2 USD thì thuần túy bỏ sức lao động cơ bắp ra mà thôi… Nhưng, bao nhiêu người được hưởng 80 USD? Trong một tương quan nào đó, thì có khoảng 10 người; Bao nhiêu người được hưởng 18 USD? Khoảng 100 người; Còn bao nhiêu người hưởng 2 USD kia? Hàng vạn, hàng triệu người… Vậy ai giàu, ai nghèo? Điều đó để nói rằng, những nước mà có 10 người hưởng 80 USD/đôi giày thì một người làm có thể tạo ra giá trị bằng 1 vạn người ở các nền kinh tế khác. Cái đó được gọi là dựa vào tri thức để tạo ra các giá trị lớn. Đó mới là điều cơ bản, của cái gọi là triết lý phát triển kinh tế… Có như thế thì một đất nước hơn 4,6 triệu dân của Singapore mới có GDP là 124 tỷ USD. Doanh số của những công ty như Exxon Mobil, hay General Electric… mỗi năm gần 300 tỷ USD. Cái gì tạo nên điều đó? Tất cả là do chất xám làm nên.

Vậy, muốn có kinh tế tri thức, theo anh cần phải làm gì?

Muốn có được một knowledge-based economy thì trước hết phải có rất nhiều knowledge-based company, tức là phải có rất nhiều doanh nghiệp dựa vào tri thức để tạo ra giá trị, bởi nếu không có nhiều doanh nghiệp dựa vào tri thức để phát triển thì làm gì có kinh tế tri thức?! Nhìn vào thực tế, những năm qua chúng ta mải mê với những công ty giày da, may mặc… Điều này xét trong bối cảnh hiện tại và trước đây thì là một cách làm ăn rất tốt, tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Nhưng nhìn về tương lai, chúng ta không thể chỉ mải miết với việc này được. Chúng ta muốn đất nước khá lên, thì phải tạo ra giá trị gia tăng lớn… Chứ làm giày da chẳng hạn, ta được 7 tỷ USD, nhưng giá trị gia tăng, phần ta kiếm được không đáng là bao. Nhưng như một điều hiển nhiên, hàm lượng chất xám trong sản phẩm đó ít thì không thể đòi hỏi giá trị gia tăng cao được…

Trong cách nhìn của anh, một doanh nghiệp thế nào được gọi là doanh nghiệp lớn?

Hiện nay thử hỏi ta có bao nhiêu doanh nghiệp tạo ra giá trị chủ yếu dựa vào tri thức? Con số đó chỉ đếm được trên đầu ngón tay thôi. Một doanh nghiệp lớn không phải là doanh nghiệp có nhiều nhân viên, không phải doanh nghiệp có doanh số cao, cũng không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn… Bây giờ người ta không hiểu theo cách đó. Một doanh nghiệp lớn tạo ra giá trị gia tăng lớn và có tác động xã hội đáng kể. Xã hội này có hay không có doanh nghiệp đó thì có gì khác nhau hay không? Đó mới gọi là lớn.

Theo tôi, chính tri thức và thị trường mới quyết định thành công của một doanh nghiệp. Đó mới là phát triển doanh nghiệp bền vững.

Điều anh chưa hài lòng với nền doanh trí hiện nay là gì?

“Thời đại nào cũng thế, vấn đề phải bắt đầu từ con người và đầu tư vào con người, phải bồi đắp cho tương lai. Những cái vĩ đại thường bắt đầu từ những điều rất nhỏ...”.

Điều tôi thấy chưa ổn lắm là về năng lực quản trị của doanh nhân hiện nay, đa số đang cai trị doanh nghiệp nhiều hơn là quản trị doanh nghiệp. Cai trị doanh nghiệp tức là dùng quyền lực của chiếc ghế tổng giám đốc để điều hành; còn quản trị doanh nghiệp thì không dùng quyền lực, mà dùng nhận thức, khiến nhân viên hiểu và làm.

Chúng ta cần có tư duy đột phá và sáng tạo trong cách quản trị các doanh nghiệp hiện nay. Còn về hệ giá trị, đang có điều gì đó chưa ổn lắm: một lô hàng vừa tung ra thị trường bị lỗi phải cho thu hồi ngay, chứ không thể xề xoà theo kiểu: có một lô thì ăn thua gì! Đó là điều liên quan đến nhân cách và văn hoá kinh doanh.

Thêm nữa, nhiều doanh nhân đang thực hiện kinh doanh theo chiến lược “GILANA” – nghĩ gì làm nấy - chiến lược rất phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; kinh doanh kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp mọi thủ đoạn... Rõ ràng, phải làm sao để doanh nhân thấm được, rằng chi phí cho thiệt hại về uy tín sẽ lớn hơn rất nhiều trị giá của một lô hàng kia. Những việc đó cần thay đổi và phải quay về với việc phát triển năng lực cốt lõi và giá trị bền vững. Có như thế mới phát triển bền vững.

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế, theo anh, giới doanh nhân Việt bộc lộ điểm yếu nào?

Khi thủy triều rút, ta mới biết ai là người... không mặc quần. Trước đây người ta làm ăn, kinh doanh bất chấp khoa học. Không cần khoa học kinh doanh, không cần quy luật, quy tắc kinh doanh, không cần chân lý... vẫn kiếm được tiền. Thực chất việc làm ăn đó như đi đánh bạc vậy, làm ăn dựa trên chân của nhà đầu cơ... Nhưng giờ thì phải đổi khác, muốn đi đường dài và làm lớn thì phải dựa vào chân lý... Cái đó thì phải học, để tạo nên năng lực cốt lõi và giá trị bền vững...

Ở một nền doanh trí chưa cao, liệu việc xây dựng một thế hệ doanh nhân mới có quá sức không, thưa anh?

Đâu có, đây là chuyện hoàn toàn thực tế. Chúng tôi đã làm gần chục năm nay, có hàng vạn doanh nhân đã và đang theo học ở PACE, chứ đâu phải 1-2 người. Công việc của chúng tôi được chính quyền ủng hộ, doanh nhân đón nhận nồng nhiệt, các học giả nhiệt thành tham gia... Nên chuyện xây dựng thế hệ doanh nhân mới là điều trong tầm tay và chúng tôi có đủ niềm tin để làm việc đó.

Tuy nhiên, để có một thế hệ doanh nhân mới còn phụ thuộc 2 vấn đề: đào tạo thành phần doanh nhân mới và thành phần doanh nhân cũ sẽ tự tái tạo để hòa nhập đội ngũ mới, tạo nên một thế hệ doanh nhân mới với đủ sức mạnh cần có. Trong giáo dục có hai phần: phần thứ nhất là phát triển cá nhân con người, phần thứ hai là hình thành và phát triển nhận thức xã hội. PACE tham gia cả hai, những ai theo học ở PACE sẽ được PACE chăm sóc để phát triển cá nhân; còn với những ai không đến được với PACE, chúng tôi có thể dùng sách để tác động đến họ. PACE đã xuất bản rất nhiều sách về quản trị kinh doanh, kết nối doanh nhân Việt Nam với những bộ óc lớn của thế giới để tạo cho họ những nhận thức mới. Ví dụ, trong quản trị kinh doanh, chúng tôi đã kết nối được với những cây đại thụ của lĩnh vực này như: GS Philip Kotler, "cha đẻ” của marketing hiện đại; GS Michael Porter, "cha đẻ" của chiến lược cạnh tranh.

Lý do nào khiến anh nghĩ đến việc phải kết nối những bộ óc lớn của thế giới đến với Việt Nam?

Việc kết nối những bộ óc lớn đến Việt Nam sẽ góp phần phổ biến và xác lập những tư tưởng, nguyên lý và triết lý kinh doanh tiến bộ của thời đại cho người Việt. Đây là việc chia sẻ các giá trị lớn. Chúng tôi thấy việc này tác động rất lớn và có hiệu quả rõ rệt. Ví dụ như doanh nhân bây giờ đi đâu cũng nói đến năng lực cạnh tranh (tạo sự khác biệt), nói về giá trị nền tảng… Những thứ này từ đâu mà có? Từ Michael Porter mà ra thôi!

Được biết, anh và cộng sự đang triển khai Dự án “Hạt Giống Lãnh Đạo” (IPL), đây có phải là một nỗ lực trong việc xây dựng thế hệ doanh nhân mới như anh mong muốn?

IPL thực chất là một dự án giáo dục không vì mục đích lợi nhuận, nhằm phát hiện và phát triển nhân tài lãnh đạo tương lai cho cộng đồng doanh nghiệp. Dự án xác lập mục tiêu tuyển chọn và quy tụ những người trẻ ưu tú, có tố chất và khát vọng trở thành lãnh đạo doanh nghiệp. Thời đại nào cũng thế, vấn đề phải bắt đầu từ con người và đầu tư vào con người, phải bồi đắp cho tương lai. Không có cách khác đâu, không phải đơn thuần mà mấy chục trí thức và doanh nhân ngồi lại với nhau chỉ để đào tạo vài chục hạt giống này ra làm lãnh đạo doanh nghiệp.

Những hạt giống lãnh đạo này sẽ được nhân lên, góp phần định hình và lan toả một thế hệ doanh nhân mới trong xã hội. Những cái vĩ đại thường bắt đầu từ những điều rất nhỏ... Cái này không thể là chuyện của ngày một ngày hai, nên phải có một tầm nhìn và một nền tảng vững chắc để làm; và chúng ta có thể làm được.

Xin cảm ơn anh!

Kinh Khathực hiện

Tags:

相关文章