当前位置:首页 > La liga

【bảng xếp hạng ả rập xê út】Thuế nhập khẩu giảm: Hàng nội đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt

hàng hóa

So với hàng ngoại hàng Việt Nam hiện vẫn yếu thế ngay từ khâu chất lượng,ếnhậpkhẩugiảmHàngnộiđứngtrướcáplựccạnhtranhgaygắbảng xếp hạng ả rập xê út đóng gói bao bì, nhãn mác, vận chuyển…

Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội nhấn mạnh điều này với phóng viên TBTCVN, khi đề cập đến câu chuyện mặt bằng giá, cuộc cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại trong bối cảnh bước sang năm 2018, thuế nhập khẩu đa số mặt hàng sẽ giảm về 0%.

* PV: Hiện Bộ Tài chính đang dự thảo nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2018 - 2022 (gọi tắt là thuế ATIGA). Theo đó, nhiều mặt hàng sẽ giảm thuế nhập khẩu về 0%. Theo ông, thị trường hàng hóa Việt Nam sẽ bị tác động ra sao trong thời gian tới và liệu điều này có tạo ra cuộc cạnh tranh mới?

- Ông Vũ Vinh Phú:Có thể nói đây là xu thế tất yếu hội nhập. Từ khi Việt Nam vào WTO, hạn mức thuế quan phải thực hiện theo đúng lộ trình. Cụ thể, theo lộ trình cam kết thuế suất trung bình của biểu thuế ATIGA giai đoạn 2015 - 2017 là 0,96% và giai đoạn 2018 - 2022 là 0,06%. Thuế suất giai đoạn 2018 - 2022 giảm 0,9% so với giai đoạn 2015 - 2017. Theo cam kết, Việt Nam đã cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ thuế quan trong ASEAN vào năm 2015, chỉ còn 7% dòng thuế được linh hoạt đến năm 2018.

Tuy nhiên, đó chỉ xét ở khía cạnh vĩ mô, còn trên thực tế với việc giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng về 0% sẽ tạo ra một làn sóng hàng hóa nhập khẩu, cạnh tranh gay gắt. Theo đó, Việt Nam phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh rất mạnh như Thái Lan, bởi hiện hàng điện máy Thái Lan chiếm 70%, hoa quả chiếm 41% tại thị trường Việt Nam.

Vũ vĩnh phúc

Ông Vũ Vinh Phú

Theo số liệu từ Bộ Công thương, giá trị tiêu dùng chiếm khoảng 73% GDP. Hiện nay các doanh nghiệp FDI bán lẻ đã chiếm lĩnh 70% thị phần các cửa hàng tiện lợi, 17% các siêu thị và trung tâm thương mại, 15% đối với các siêu thị mini, 50% qua các hình thức bán hàng trực tuyến như điện thoại, truyền hình. Điều đó cho thấy, thị trường bán lẻ trong nước đang cạnh tranh khốc liệt, mà đối thủ đáng ngại nhất là Thái Lan. Trong khi đó, hàng Việt Nam lại yếu thế ngay từ khâu chất lượng, đóng gói bao bì, nhãn mác, vận chuyển… khó có thể cạnh tranh với hàng ngoại.

* PV: Thời gian qua, Chính phủ đã rốt ráo yêu cầu các bộ, ngành vào cuộc cải cách thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, từ đó giảm giá thành sản phẩm. Trong động thái mới đây, Bộ Công thương đã cắt giảm gần 700 “giấy phép con”. Ông nhận định như thế nào về các động thái này?

- Ông Vũ Vinh Phú:Tôi được biết, Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã nghiên cứu, cùng nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải bỏ ra chi phí rất lớn cho các giấy phép con, điều này đã khiến họ đánh mất thời cơ, cơ hội kinh doanh.

Còn theo thống kê, hiện có khoảng 5.000 giấy phép con, trong đó Bộ Công thương chiếm một nửa. Mặc dù vậy, hành động cắt giảm gần 700 giấy phép con của bộ này thời gian qua cũng đáng ghi nhận. Nhưng điều quan trọng hơn không phải là việc cắt giảm giấy phép, mà chúng ta phải kiểm soát được từ gốc của vấn đề, chứ hiện tại chúng ta đang làm ngược, kiểm soát đầu ra của dây chuyền sản xuất.

Cùng với đó là sự đồng thuận phối hợp của các bộ ngành khác như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường… và điều quan trọng hơn hết là yếu tố con người. Vì thực tế đã chứng minh, vẫn có nhiều công chức vẫn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho doanh nghiệp.

* PV: Không đợi đến thời điểm năm 2018 khi thuế suất thuế nhập khẩu về 0% đối với nhiều loại hàng hóa, theo ông hệ thống siêu thị trong nước cần có giải pháp gì để sớm chủ động trên thị trường “sân nhà”?

- Ông Vũ Vinh Phú:Thị trường bán lẻ trong nước, hệ thống siêu thị đang chiếm khoảng 25% thị phần. Riêng hệ thống siêu thị Hà Nội trước khi sáp nhập Hà Tây chiếm 20%, nay xuống còn 13%. Siêu thị từ lâu vẫn được đánh giá là nghiêm túc, văn minh, tạo được lòng tin của người dân. Nhưng để ổn định lại thị trường, tổ chức lại nguồn cung, ta cần xây dựng hệ thống chợ.

Theo tôi, vấn đề tổ chức cung - cầu, giá là yếu tố quyết định. Ví như thời tiết mưa to thời gian qua, giá rau các chợ Hà Nội tăng cao gấp 3 lần. Hay chương trình bình ổn giá tại Hà Nội khoảng 200 tỷ đồng, nhưng có nghịch lý, hàng bình ổn đôi khi giá lại cao hơn thị trường. Do điều chỉnh chậm khi giá thị trường xuống lại không xuống, lên không lên, nên bị tư thương mua hết. Hiện nay Hà Nội, tiêu dùng khoảng 5.000 tỷ đồng/ngày. Đây là con số khổng lồ, nhưng miếng bánh màu mỡ này lại dành cho khu vực tư nhân chiếm hết.

Dự kiến của Bộ Công thương, đến năm 2030 siêu thị và cửa hàng tiện lợi sẽ chiếm khoảng 40%, đây vẫn được coi là hình thức bán hàng văn minh, song đây cũng là một nhiệm vụ khó khả thi.

* PV: Theo ông, thời gian cuối năm và những tháng giáp Tết, liệu mặt bằng giá hàng hóa sản phẩm trong siêu thị có tăng cao?

- Ông Vũ Vinh Phú:Khoảng cách Tết Dương lịch và Âm lịch Mậu Tuất năm nay xa, do có thêm một tháng nhuận. Năm nay được đánh giá là có nhiều mặt hàng ổn định.

Các mặt hàng công nghệ phẩm: Chè, thuốc lá, bánh kẹo... nguồn cung rất nhiều, theo nhận định thị trường những mặt hàng này rất khó biến động về giá. Mặt hàng thực phẩm tươi sống, năm nào cũng có biến động, nhiều sản phẩm như: Giò, thịt lợn, thủy hải sản cao cấp, gần giáp Tết khả năng biến động tăng giá khoảng 20 - 30%.

Theo dự đoán, Tết này không lo hàng thiếu, mà chỉ sợ hàng kém chất lượng do khâu quản lý, kiểm soát thị trường. Nếu quản không tốt, ở vùng bị lũ lụt, thiên tai sẽ có sự đầu cơ, theo đó còn là yếu tố tâm lý, té nước theo mưa, làm tăng giá cả nhiều mặt hàng.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Đức Việt (thực hiện)

分享到: