【bongda.net nhan dinh】"Cuộc so găng" Mỹ

 人参与 | 时间:2025-01-25 19:52:11
Nỗ lực "hãm phanh" căng thẳng
Mỹ-Trung lên kế hoạch họp thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 15/11
Căng thẳng với Trung Quốc có thể khiến Mỹ thiệt hại 1.000 tỷ USD
Liệu "cuộc so găng" giữa Mỹ và Trung Quốc có phân thắng, bại?

Dữ liệu sơ bộ hiện nay cho thấy Trung Quốc dường như có nhiều yếu tố chưa chắc chắn hơn Mỹ. Then chốt nhất là về kinh tế, Trung Quốc đã bước qua thời kỳ tăng trưởng 2 con số, giảm xuống mức tăng trưởng 8% rồi 7% và hiện nay bước vào thời kỳ tăng trưởng khoảng 5%, khiến sự nghiệp trỗi dậy của nước này chậm lại, thậm chí “đứt gánh giữa đường”. Mới đây, Ngân hàng thế giới (WB) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2022 từ mức 5,4% đưa ra hồi tháng 6/2021 xuống 5,1%. Trong ấn bản tháng 10/2021 về “Triển vọng Kinh tế Thế giới”, Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định rằng, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc năm 2022 sẽ tăng 5,6%, nhưng sau đó đã cắt giảm xuống còn 5,4%. Các thể chế tài chính ngân hàng khác cơ bản đều cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2022, xuống còn 4,9-5,5%, là tốc độ tăng trưởng chậm thứ hai của Trung Quốc kể từ năm 1990 - khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chỉ tăng trưởng 3,9%. Khoảng cách GDP giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay vào khoảng 9.000 tỷ USD. Nhưng sau khi bước vào thời kỳ tăng trưởng khoảng 5%, Trung Quốc sẽ giống như Đức những năm 1930 và Nhật Bản những năm 1980, vốn được nhìn nhận sẽ vượt Mỹ, cuối cùng, đó chỉ là ngộ nhận.

Nhiều người có thể nghĩ rằng phương Tây lại chơi trò “hạ thấp” Trung Quốc, không tin vào những dự đoán như vậy. Tuy nhiên, nếu xem xét khách quan các nhân tố khác nhau, năm 2022 này quả thực rất quan trọng đối với sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Trước hết, kinh tế là lĩnh vực cạnh tranh hàng đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng chỉ cần Mỹ áp dụng biện pháp chế tài, hậu quả sẽ khôn lường. Hơn 2 năm trước rộ lên thông tin rằng Trung Quốc đứng đầu thế giới về công nghệ mạng mạng viễn thông 5G, vượt cả Mỹ. Tuy nhiên, sau khi Mỹ hạn chế cung ứng chip tiên tiến, doanh thu của “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc Huawei đã giảm 29%. Các tỉnh ở Trung Quốc đã đầu tư hàng nghìn tỷ nhân dân tệ (NDT) để phát triển chip, bước đột phá vẫn chưa xuất hiện. Trong khi đó, ngành bất động sản vốn là động lực thúc đẩy nền kinh tế đang đối mặt với “giông bão”. Các “ông lớn” bất động sản như Evergrande và Kaisa thay nhau vỡ nợ. Một số chuyên gia cho rằng ngành bất động sản vốn chiếm 30% nền kinh tế Trung Quốc đang trong tình trạng lung lay chực đổ. Tới tháng 11/2021 có ít nhất 4,37 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc đóng cửa, so với tổng số 80 triệu doanh nghiệp của nước này. Đó là chưa kể nước này phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới dịch Covid-19, kéo theo nguy cơ khủng hoảng tài chính mới.

Tuy nhiên, không chỉ có Trung Quốc mà Mỹ cũng đang phải đối mặt với khó khăn cả ở bên trong lẫn bên ngoài, khi đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa vẫn trong thế đối đầu, cánh tả và cánh hữu vẫn chia rẽ trong khi cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ đang tới gần khiến chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã phải chùn bước. Trong khi đó, căng thẳng ngày một gia tăng xung quanh Ukraine, sự đối đầu Nga-Mỹ ngày một lớn.

Do đó, có thể nói "cuộc so găng" giữa hai "kỳ phùng địch thủ" này vẫn ở thế dằng dai trong năm 2022 và năm nay chắc chắn là năm bản lề có thể tạo bước ngoặt trong cuộc cạnh tranh này.

顶: 4587踩: 6