>> Chính sách chống dịch,ỦybanThườngvụQuốchộisẽmởlạidiễnđànkinhtếthườngniêxem bong da trưc tuyên mở cửa cần đồng bộ, nhất quán
>> Chuyển mô hình chống dịch để phục hồi kinh tế
Phát biểu bế mạc cuộc tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội sáng 27/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nhất trí mở lại diễn đàn kinh tế thường niên sau thời gian dài gián đoạn, với mục đích phát huy tối đa, tập hợp đầy đủ trí tuệ, đóng góp của các đại biểu Quốc hội các khóa, của người dân và cử tri, cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời tập hợp hình thành và khai thác mạng lưới chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, mạng lưới sáng kiến Quốc hội Việt Nam trong và ngoài nước, để hỗ trợ cho Quốc hội nâng cao chất lượng công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định vấn đề quan trọng quốc gia.
Cuộc tọa đàm vừa diễn ra là một trong những hoạt động đầu tiên của diễn đàn, để nghe ý kiến chuyên gia, các ngành, các cấp đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách, đầu tư công năm 2021; có căn cứ khoa học và thực tiễn tốt nhất cho các quyết sách cho năm 2022 và trực tiếp phục vụ Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc vào ngày 20/10 tới.
Đánh giá nguy cơ lỡ nhịp với các nền kinh tế lớn
Ghi nhận và điểm lại những nội dung chính trao đổi tại tọa đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết các đại biểu đều thống nhất rằng, việc kiểm soát thành công dịch Covid-19 và một số giải pháp, chính sách hỗ trợ mạnh mẽ của năm 2020 đã giúp Việt Nam ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo vệ sức khỏe người dân; giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2,91%. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại vào năm 2021, tác động nặng nề đến kinh tế - xã hội và việc thực hiện chỉ tiêu kinh tế - xã hội cả năm.
Đại diện của Ngân hàng Thế giới và các ý kiến thảo luận đã xác định 5 nguyên nhân khiến cho Việt Nam chuyển từ vị trí tăng trưởng cao của thế giới trong năm 2020 xuống dưới trung bình của thế giới vào 2021 và các năm tiếp theo. Đó là: Tình hình y tế đang chuyển biến xấu; chương trình vắc-xin triển khai chậm. Việc áp dụng các biện pháp cách ly, phong tỏa, hạn chế di chuyển nghiêm ngặt hơn và tổ chức thực thi còn thiếu đồng bộ, nhất quán. Các chương trình ứng phó quy mô còn khiêm tốn tính trên tỷ lệ GDP. Các chương trình trợ giúp xã hội quy mô vẫn còn hạn chế.
Tới đây, theo nhận định của đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra tại tọa đàm, việc phục hồi kinh tế vẫn chưa thể được đảm bảo ngay cả ở những nước có tỷ lệ lây nhiễm thấp nếu vẫn tồn tại dịch ở các nước khác, do đó cần chia sẻ bình đẳng vắc-xin. Đồng thời, rủi ro toàn cầu có thể có suy giảm tăng trưởng trong trung và dài hạn, tạo thành rủi ro kép. Chính sách tài chính, tài khóa toàn cầu có thể bị thắt chặt hơn khi các nước tiên tiến đối phó với rủi ro tăng lạm phát sau thời gian siêu nới lỏng.
Tán thành với nhận định này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ và Quốc hội cần tính toán kỹ những tác động vì khi chúng ta bắt đầu phục hồi được thì các nước phát triển có thể đã thắt chặt chi tiêu để đối phó với những bất ổn vĩ mô. Nếu tăng trưởng kinh tế của các đối tác chiến lược, thành viên các hiệp định thương mại tự do (FTA) như: CPTPP, RCEP, EVFTA… chững lại hoặc suy giảm sẽ ảnh hưởng tới sự phục hồi của Việt Nam. Vì thế, "không thể lạc quan một chiều", mà phải tính toán, đánh giá để có chính sách phù hợp.
Phòng chống dịch cũng phải tiết kiệm, hiệu quả
Đề xuất chính sách thời gian tới, các chuyên gia cho rằng cần kiên định mục tiêu kép có ưu tiên thời điểm và địa bàn cụ thể cho phòng chống dịch hay phát triển kinh tế. Chủ tịch Quốc hội cho biết, vấn đề này đã được Bộ Chính trị và tại Hội nghị Trung ương 3 vừa qua đã có kết luận rõ ràng về việc thực hiện mục tiêu kép nhưng ưu tiên cái gì tùy thuộc vào diễn biến của từng giai đoạn ở những địa bàn cụ thể; trước mắt tập trung nhiều hơn cho chống dịch, đặt sức khỏe người dân lên trên hết và trước hết.
Một trong những kiến nghị được nêu là tập trung đẩy nhanh tiêm chủng và xét nghiệm, bởi đây là điều kiện tiên quyết để kiểm soát đại dịch và giảm thiểu thiệt hại về kinh tế - xã hội. Trong đó, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ ủng hộ với ý kiến bản thân các giải pháp phòng chống dịch cũng phải tiết kiệm, hiệu quả.
Đồng thời, Việt Nam cần tiếp tục giãn cách, hạn chế di chuyển nhưng phải thông minh hơn như áp dụng công nghệ, linh hoạt, đồng bộ, nhất quán, chủ động, gắn với quản trị quốc gia có phân cấp ủy quyền, liên kết vùng.
Kiến nghị thứ ba được nhiều chuyên gia đề xuất là tiếp tục hỗ trợ cả về tài khóa, tiền tệ theo hướng cân bằng hơn, trong đó tài khóa hỗ trợ nhiều hơn cho phục hồi kinh tế xã hội; tăng chi cho y tế, có hỗ trợ trực tiếp, có chương trình tín dụng hỗ trợ lãi suất có mục tiêu và có địa chỉ; giải pháp hỗ trợ chi phí đầu vào cho doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp đang chịu lỗ, đề xuất cho phép chuyển lỗ nhiều hơn so với quy định hiện nay. Các đại biểu cũng đề nghị tăng cường trợ giúp xã hội, nhất là các nhóm dễ bị tổn thương để làm chậm và khắc phục gia tăng bất bình đẳng.
Mặc dù là hoạt động đầu tiên song cuộc tọa đàm đã thu hút được nhiều kết quả phục vụ hoạt động Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cho biết các ý kiến, đề xuất tại tọa đàm là chất liệu quan trọng để các cơ quan của Quốc hội thẩm tra chính thức các báo cáo kinh tế, xã hội của Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2 tới; cũng là cơ sở để UBTVQH xem xét, nghiên cứu và triển khai các công việc thuộc thẩm quyền để cùng với Chính phủ và cả hệ thống chính trị sớm đưa đất nước vượt qua những khó khăn hiện nay./.
Dương An