Tiệc mời cưới, hỏi, đầy tháng, sinh nhật, mừng thọ, liên hoan soikeo 88" /> 
当前位置:首页 > Cúp C2

【soikeo 88】Văn hóa tiệc tùng, cưới, hỏi…

leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
 

Tiệc mời cưới, hỏi, đầy tháng, sinh nhật, mừng thọ, liên hoan gặp mặt, chia tay… là dịp để gia chủ thể hiện tình cảm với bà con, quan khách, người thân, bạn bè. Đó là một hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt đời sống truyền thống của con người, nhất là khi cuộc sống vật chất ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, đây còn là câu chuyện khá dài cần phải có những góc nhìn ứng xử đa chiều và toàn diện để cho ngày vui đó thật sự ý nghĩa, tình cảm và tạo sự thoải mái từ nhiều phía.

Anh bạn tôi chia sẻ, tối qua dự tiệc cưới con của người thân mà cảm thấy thật vui vẻ, thoải mái và dễ chịu… lâu rồi mới “được” ăn cưới theo đúng nghĩa chứ không phải “bị” tra tấn như một số lần khác. Lân la câu chuyện mạn đàm tôi mới vỡ nhẽ thế nào là “được vui vẻ” khi tham dự tiệc mời.

Trước tiên là chọn thời điểm mời dự tiệc cho phù hợp. Tiệc mời buổi trưa vào các ngày làm việc (không phải ngày nghỉ trong tuần) thường tạo nên khó xử cho người được mời. Dự tiệc nên không còn thời gian nghỉ trưa và chỉ dám dùng ly nước lọc chúc mừng gia chủ do áp lực công việc đầu giờ chiều nên làm sao có chút thoải mái khi dự tiệc. Cá biệt, có gia chủ để tiện bố trí kế hoạch cho mình được thuận việc nên tiện giờ nào mời giờ đó. Có đám cưới ở nông thôn người ta mời 10h sáng hoặc 16h chiều, thật là khó nghĩ bởi thời điểm đó không phải là bữa dùng cơm thường ngày (?!). Thời điểm phù hợp nhất để mời khách có lẽ là chiều tối, sau khi mọi người đã hoàn thành một ngày vùi đầu vào công việc, nếu không sẽ rơi vào tình trạng “được bữa giỗ, lỗ bữa cày”.

Sau phần đón khách thì phần nghi lễ cũng nên ngắn gọn, đúng giờ. Đối với việc cưới, hỏi thì phần nghi lễ gia tiên và một số thủ tục thường nên tổ chức cho bà con nội thân của hai gia đình trước khi tổ chức tiệc mừng. Ái ngại thay có những đám cưới phải mất hơn một tiếng so với thời gian ghi trên thiệp mời khách mới bước vào dùng tiệc. Việc điều chỉnh âm thanh, tiếng nhạc vừa phải sẽ tạo cho mọi người sự dễ chịu. Dự tiệc là dịp để chuyện trò thăm hỏi trong tiếng nhạc hòa tấu nhẹ nhàng. Phần giao lưu văn nghệ cũng nên có nhưng vừa phải và phù hợp.

Sự thường, tiệc tùng thì phải có cụng ly chúc mừng, nhưng ai là người nên cầm ly đi “cụng”? nên chăng việc này chỉ ưu tiên gia chủ và những trường hợp cần thiết khác. Thường thì cấp trên, người lớn tuổi đi mời, giao lưu để động viên anh em cấp dưới là hợp lẽ. Lúc quá chén, có vị nhỏ tuổi nhưng “tự tin” bưng ly đi nhiều bàn, vô ý gõ đáy ly của mình trên miệng ly người lớn hơn (?), đáng lẽ phải bưng ly cụng nhẹ và cụng thấp hơn ly của người được mời. Có chuyện người bưng ly lên mời, tay nọ vít vai người được mời, tay kia sơ ý nghiêng ngả nên đổ tràn nước bia làm ướt áo quan khách nên dẫn đến cảnh cười ra nước mắt. Chuyện xã giao bắt tay cũng vậy, người lớn mới được chìa tay, chủ động đưa tay ra trước thì người nhỏ hơn mới được bắt tay, cũng như phụ nữ là phái được chủ động chìa tay ra trước. Nói chuyện này mới vỡ nhẽ việc hành xử nơi đông người là cả một văn hóa ứng xử không thể qua loa đại khái được.

Số lượng khách mời trong các cuộc tiệc cũng là việc phải nên cân nhắc cho phù hợp. Nên chăng, ngoài thiệp mời dự tiệc chính thức cần dành một tỷ lệ phù hợp để gửi thiệp báo hỷ, nghĩa là trân trọng báo tin vui chứ không mời dự tiệc. Đôi khi tiệc mời quá đông, thời tiết nóng bức, tiếng nhạc to đến tức ngực cùng với nhiều tạp âm nhức tai làm cho buổi tiệc trở nên phản cảm.

Tôi thấy bà con ở quê bây giờ đi dự tiệc đã văn minh hơn, chung nhau thuê xe khách cùng đi, vừa tiết kiệm tiền bạc, vừa đảm bảo an toàn giao thông, chấp hành pháp luật.

Nhớ lại thời bao cấp, khi đời sống vật chất còn thiếu thốn, hình thức tổ chức tiệc mời đơn giản nhưng thấm đẫm tình cảm chân thành. Người được gia chủ mời cảm thấy vinh dự, vui vẻ, gia chủ cũng thoải mái nhẹ nhõm khi được tiếp đón trong bầu không khí sẻ chia niềm vui và hạnh phúc. Được vậy, tiệc mời mới trở nên ý nghĩa và thắm đượm tình người.

分享到: