当前位置:首页 > Cúp C2 > 【số liệu thống kê về sc freiburg gặp bayern】Nghệ nhân chạm khắc cuối cùng thời Nguyễn

【số liệu thống kê về sc freiburg gặp bayern】Nghệ nhân chạm khắc cuối cùng thời Nguyễn

2025-01-11 09:53:24 [Cúp C1] 来源:Empire777

Không phải là người có tay nghề giỏi hơn người,ệnhânchạmkhắccuốicùngthờiNguyễsố liệu thống kê về sc freiburg gặp bayern những năm 1940, chắc chắn ông Huề không thể nào là nghệ nhân, được Bộ Công của triều đình Huế (thời vua Bảo Đại) mời vào Hoàng cung để sửa chữa tất cả những cấu kiện gỗ, trong các kiến trúc cung đình như vì nóc, vì kèo, đòn tay, diềm mái, liên ba, hoành phi... thuộc các công trình trong Tử Cấm Thành và miếu điện thờ các vua Nguyễn.


Bức hoành phi ông Huề đã giữ làm kỷ niệm.


Đặc biệt nhất là những cấu kiện cần phải có bàn tay người thợ tuyệt kỹ mới làm được, như những ô hộc chạm trổ, sơn son hoặc thếp vàng trên các áng thờ, những ô hộc trang trí quanh hệ thống đố bảng ở các miếu điện, tại Thế Tổ miếu, Hưng miếu, Ngọ Môn, trường lang, và lăng vua Tự Đức..

Ông Huề cho biết: Sau khi đã chọn thợ, Bộ Công để cho ông tùy ý làm bao lâu, đến khi xong việc thì thôi và tất nhiên là họ rất trọng đãi người thợ giỏi. Nhà Nguyễn cáo chung, sau năm 1945 ông Huề trở về nhà ở làng Phò An (xã Phú Dương cách TP Huế 6 km) mở xưởng tiếp tục làm nghề chạm khắc, sơn thếp. Ông nhận làm các loại đồ thờ và trang trí nội thất như liên ba, hoành phi, câu đối, long vị, áng thờ... cho các đình, chùa, am, miếu, nhà thờ họ... Người đến xin học nghề hồi đó rất đông, nhưng mỗi lần ông chỉ lựa chọn, nhận bảy, tám người học trò.

Danh tiếng ông Huề dần dần vang xa. Đến khi thành phố Huế mở Trung tâm Khuếch trương Tiểu công nghệ (1960), đặt tại Cung Trường Sanh trong Hoàng cung Huế, họ mời ông về phụ trách nhóm điêu khắc, sản xuất các mặt hàng tinh xảo. Mặt hàng nào cần thợ tay nghề cao thì ông mới trực tiếp làm. Các tác phẩm của ông thường được đặt mua để làm quà tặng. Nhờ được làm việc trong trung tâm, dưới sự chỉ bảo của ông Huề, sau này đã có hàng chục thợ giỏi nghề điêu khắc ra mở xưởng riêng trên cả nước.

Sau ngày đất nước hòa bình, một lần nữa ngành điêu khắc gỗ lại cần đến ông Huề. Năm 1977-1978, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế (nay là Đại học Mỹ Thuật Huế) lại mời ông vào giảng dạy tại bộ môn Điêu khắc truyền thống. Chỉ trong hai năm giảng dạy cả lý thuyết và thực hành, ông Huề đào tạo được hàng trăm học trò trưởng thành, một số hiện nay trở thành nhà điêu khắc mộc mỹ nghệ danh tiếng ở Huế và TP.HCM.

Tính từ năm lên 10 tuổi, theo học nghề với người anh ruột, vừa học vừa làm, đến nay đã ngoài 90 tuổi, ông Huề không còn nhớ hết mình đã làm ra bao nhiêu tác phẩm để đời. Hiện nay trong nhà ông Huề chỉ còn giữ một bức hoành phi “Vi thiện duy bửu” (Lấy điều thiện làm quý), do chính tay ông làm từ 50 năm trước. Nhiều người muốn hỏi mua nhưng ông nhất định không bán, để làm kỷ niệm.

Trong số hơn mười người biết pha chế các bài bản bí truyền của nghề sơn son thếp vàng truyền thống ở Huế (đều đã mất), thì ông Huề là người nắm nhiều bài độc đáo nhất. Ông Huề bảo, rất ít người vừa giỏi nghề sơn thếp vừa giỏi nghề chạm khắc. Ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông Huề lo ngay ngáy việc chọn người thừa kế, và ông đã truyền lại cho chính con trai út của mình. Trong gia đình ông có 8 người con, chỉ có người con út Phan Thế Lâm là theo nghề của cha, hiện đang sản xuất các mặt hàng chạm khắc truyền thống cao cấp, ngay trong nhà xưởng do ông Huề sáng lập.

Tuổi thượng thọ, nhưng ông Huề vẫn còn minh mẫn, có thể giúp con trai thẩm định tất cả các mặt hàng trước khi xuất xưởng. Thỉnh thoảng ông còn cầm lấy đục chạm mấy mặt hàng cần thiết, làm cho đỡ nhớ nghề.

Từ năm 1978, ông Huề đã được Liên hiệp HTX Tiểu thủ công nghiệp Trung ương tặng Huy chương “Bàn tay Vàng trong nghề điêu khắc gỗ truyền thống”.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读