当前位置:首页 > Cúp C2 > 【damac vs】Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Xưởng in tín phiếu Liên khu V

【damac vs】Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Xưởng in tín phiếu Liên khu V

2025-01-11 00:10:28 [World Cup] 来源:Empire777
Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Đinh Thị Hồng Minh trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia cho Chính quyền UBND huyện Sơn Hà.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Đinh Thị Hồng Minh trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia cho Chính quyền UBND huyện Sơn Hà.

Tham dự buổi lễ, về phía Bộ Tài chính có ông Triệu Thọ Hân - Phó Tổng giám đốc KBNN Việt Nam; ông Phạm Chí Thanh, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính; về phía Quân khu V có Trung tướng Trịnh Đình Thạch, Chính ủy Quân khu. Về phía tỉnh Quảng Ngãi có bà Đinh Thị Hồng Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, cùng đại diện lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành của tỉnh, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Sơn Hà, xã Sơn Nham và gia đình Thiếu tướng Phạm Sơn Dương - con trai của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Báo cáo lịch sử của Di tích Xưởng in tín phiếu Liên khu V, bà Đinh Thị Trà - Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà, cho biết: Trong những ngày đầu giành chính quyền, Chính phủ lâm thời đã giao nhiệm vụ vô cùng quan trọng cho Bộ Tài chính, đó là bằng mọi giá phải nhanh chóng in được Giấy bạc của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để sử dụng lưu thông tiền tệ và khẳng định nền độc lập, đây là sức mạnh, biện pháp quan trọng để đấu tranh trên mặt trận tài chính - tiền tệ với thực dân Pháp.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, khắc phục mọi gian khổ, với sự sáng tạo và dựa vào nhân dân để thực hiện nhiệm vụ, từ năm 1946, Bộ Tài chính đã triển khai công tác in ấn và phát hành Đồng bạc Tài chính - Giấy bạc Cụ Hồ trên cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến và nhu cầu chi tiêu của nhân dân. Tuy nhiên, ở khu vực miền Trung, nhất là các tỉnh Nam - Ngãi - Bình - Phú, việc đưa vào lưu thông Giấy bạc Tài chính gặp rất nhiều khó khăn do chính sách bao vây và chia cắt của thực dân Pháp.

Vì vậy, vào ngày 18/7/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 231-SL/M cho phép chính quyền miền Nam Trung Bộ in và phát hành tín phiếu ở vùng tự do Liên khu V (có giá trị như Giấy bạc Việt Nam). Thực hiện sắc lệnh nói trên, đồng chí Phạm Văn Đồng và Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ quyết định thành lập Xưởng in tín phiếu đặt tại xóm Xà Nay, thôn Chòm Rao, xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà vào tháng 9/1947.

Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Xưởng in Tín phiếu Liên khu V
Các đại biểu tham quan khu trưng bày tài liệu, hiện vật của di tích.

Xưởng in tín phiếu có 50 cán bộ, công nhân do đồng chí Nguyễn Xin làm giám đốc, đồng chí Nguyễn Hữu Thâm làm phó giám đốc. Xưởng có nhiệm vụ in và phát hành tín phiếu phục vụ cuộc kháng chiến kiến quốc của quân dân Nam Trung bộ. Xưởng được xây dựng tại Xà Nay, có diện tích 2ha, gồm 2 khu nhà chính: khu nhà xưởng, khu nhà ở và nhà làm việc.

Vẽ mẫu tín phiếu do họa sĩ Hoàng Kiệt đảm nhận, còn bản ảnh in bằng đồng (khuôn in) do ông Văn Hồ là thợ điêu khắc thực hiện. Giấy in tín phiếu do các cơ sở sản xuất giấy ở Trà Câu, xã Phổ Văn, huyện Đức Phổ và xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) cung cấp. Nguyên liệu làm mực in là các loại bột màu mua ở các thành phố lớn đem về pha chế với dầu rái.

Các loại tín phiếu được in và phát hành lúc bấy giờ là tín phiếu: một đồng, năm đồng, hai mươi đồng, năm mươi đồng, một trăm đồng, năm trăm đồng. Mỗi tờ tín phiếu có in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh, chữ ký của đồng chí Phạm Văn Đồng - đại diện Chính phủ Trung ương và đồng chí Nguyễn Duy Trinh - đại diện Ủy ban hành chính Trung Bộ.

Tín phiếu (mà nhân dân Liên khu V vẫn gọi là Tín phiếu Cụ Hồ) được in ấn tại Xưởng in tín phiếu tại Xà Nay là một trong những đề xuất sáng tạo của Bộ Tài chính, mà đứng đầu là Bộ trưởng Lê Văn Hiến nhằm đảm bảo việc lưu thông tiền tệ tại Nam Trung Bộ trong bối cảnh bao vây cấm vận của thực dân Pháp.

Mặc dù Xưởng in tín phiếu tại Xà Nay ra đời và tồn tại chỉ trong thời gian chưa đầy 3 năm (từ tháng 9/1947 đến tháng 1/1950) và sau đó di dời về xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng tiếp tục hoạt động đến tháng 6/1951 nhưng những tờ tín phiếu được in ấn và phát hành tại đây có tính chất đặc thù và ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng.

Tín phiếu được in tại đây không những lưu hành ở vùng tự do mà còn được đưa vào sử dụng ở một số vùng địch kiểm soát như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận… đã góp phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, xây dựng nền kinh tế tự túc ở Liên khu V, tự cung cấp đủ nhu cầu cho chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế với nhân dân hai nước bạn Lào và Campuchia. Việc này đã tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi, chống lại sự phá hoại về mặt tài chính của địch.

Trong bối cảnh chiến tranh ác liệt, nhưng Xưởng in tín phiếu đã làm nên điều kỳ diệu là vượt qua tất cả hy sinh, gian khó để thực hiện thắng lợi chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, in và phát hành những tờ tín phiếu ở Nam Trung Bộ, đã tạo ra nguồn lực tài chính phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến của dân tộc.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Chí Thanh - Chánh Văn phòng Bộ Tài chính nhấn mạnh: Những công lao đóng góp to lớn của các cán bộ, công nhân Xưởng in tín phiếu Liên khu V luôn là một mốc son chói lọi trong lịch sử ngành Tài chính cách mạng Việt Nam.

Trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Liên khu ủy Khu V, Xưởng in tín phiếu Liên khu V đã sản xuất và phát hành những tờ tín phiếu Cụ Hồ, đây là công cụ, là phương tiện và là vũ khí sắc bén, hiệu quả để đấu tranh trên mặt trận tài chính, tiền tệ với thực dân Pháp xâm lược, đã khẳng định chủ quyền quản lý tài chính, tiền tệ sau khi giành chính quyền của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Xưởng in Tín phiếu Liên khu V
Ông Triệu Thọ Hân - Phó Tổng Giám đốc KBNN trao tặng 50 suất học bổng cho Quỹ Khuyến học xã Sơn Nham.

“Địa điểm Di tích Xưởng in tín phiếu của Liên khu V cũng là chứng tích lịch sử tiêu biểu cho tinh thần tự lực, tự cường và ý chí khắc phục khó khăn của quân và dân miền Nam Trung Bộ trong việc xây dựng vùng Liên khu V trở thành căn cứ địa vững chắc về kinh tế, chính trị, quân sự, đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến góp phần cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược” - ông Phạm Chí Thanh khẳng định.

Thay mặt cán bộ, công chức ngành Tài chính, ông Phạm Chí Thanh bày tỏ lòng biết ơn với những tình cảm, sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã bao bọc, che chở các cán bộ ngành Tài chính trong thời kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp và mong muốn chính quyền và nhân dân huyện Sơn Hà nói chung và xã Sơn Nham nói riêng tiếp tục quan tâm hơn nữa để địa điểm Di tích Xưởng in tín phiếu Khu V phát huy được tối đa giá trị lịch sử cách mạng, là sự khắc ghi, tôn vinh sự hi sinh, cống hiến của các thế hệ đi trước và trở thành điểm sáng, là niềm tự hào về truyền thống cách mạng cho các thế hệ tiếp sau.

Cũng tại buổi lễ, để tri ân những tình cảm, sự bao bọc chở che của nhân dân xã Sơn Nham cho các cán bộ ngành Tài chính trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, thay mặt Bộ Tài chính, ông Triệu Thọ Hân - Phó Tổng giám đốc KBNN đã trao tặng 50 suất quà (trị giá 50 triệu đồng) cho Quỹ Khuyến học của xã Sơn Nham./.

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读