Năm thứ 5 liên tiếp kiểm soát lạm phát thành công Trình bày báo cáo tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021,ênkịchbảnkiểmsoátlạmphátnăđức tỷ số ông Đặng Công Khôi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, đến thời điểm hiện nay, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát đã đảm bảo theo mục tiêu đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng cả năm ước khoảng 3,2 – 3,35%. Mặt bằng giá cả được kiểm soát, không có biến động về giá, nhất là đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, ngay cả lúc khó khăn nhất, khi dịch bệnh ở cao điểm, khả năng đứt giảm nguồn cung. Công tác quản lý, điều hành giá đã làm tốt vai trò giữ ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu đề ra và tiếp tục ở mức thấp, tạo động lực hỗ trợ phục hồi kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Với vai trò thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, trong năm 2020, Cục Quản lý giá đã chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình, phối hợp với các bộ, ngành trong xây dựng nội dung và chuẩn bị tài liệu trình Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tổ chức các cuộc họp Ban Chỉ đạo định kỳ. Tại các cuộc họp, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã có chỉ đạo cụ thể, quyết liệt để điều hành một số mặt hàng, nhằm kiên quyết thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát đề ra. Những động thái quyết liệt thể hiện ở điều hành giá mặt hàng thịt lợn- mặt hàng có diễn biến giá phức tạp trong năm 2020, cũng như một số hàng hóa thiết yếu khác. Nhờ đó, chỉ số giá tiêu dùng năm 2020 cơ bản diễn biến theo kịch bản dự báo từ đầu năm; giá một số mặt hàng thiết yếu đã được điều hành với lộ trình và bước đi phù hợp không gây ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá chung. Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, vào đầu năm 2020, dự báo CPI trong khoảng 3,3 - 3,9%. Tuy nhiên đây cũng là năm có nhiều biến cố, ảnh hưởng tới đời sống xã hội cũng như kiểm soát lạm phát, tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, đáng chú ý, lạm phát ngay tháng đầu năm 2020 đã tăng ở mức 6,54%, trong khi mục tiêu lạm phát cả năm phải kiểm soát ở mức dưới 4%, do đó, ngay lập tức Cục Quản lý giá đã có kịch bản điều hành giá chi tiết tới từng quý, từng tháng. Cục đã tham mưu cho Bộ đề nghị Bộ Công thương không điều chỉnh tăng giá điện, điều tiết giá xăng dầu linh hoạt. Đến thời điểm hiện nay, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu có số dư khá lớn, có dư địa trong điều hành mặt hàng nhạy cảm là đầu vào của nền kinh tế. Có thể nói, việc thực hiện thành công trong điều hành giá, vượt qua các biến cố trong năm 2020 đã thể hiện nỗ lực của Cục Quản lý giá trong công tác tham mưu cho Bộ. Các dự báo đưa ra trong năm đã sát với tình hình, chỉ số CPI đạt dưới mức kế hoạch đề ra và là năm thứ 5 đạt mục tiêu này. Tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường các hàng hóa thiết yếu Năm 2021, Quốc hội đã quyết định CPI tăng khoảng 4%. Cục Quản lý giá nhận định, trong năm này, bên cạnh tác động từ diễn biến trên thị trường thế giới, áp lực tăng giá trong nước còn đến từ việc tiếp tục điều chỉnh giá một số dịch vụ công theo lộ trình thị trường. Một số mặt hàng có yếu tố chi phí đầu vào tăng nhiều nhưng không xem xét tăng giá trong năm 2020. Ở chiều ngược lại, trong bối cảnh còn nhiều yếu tố bất định liên quan đến dịch bệnh, tổng cầu của nền kinh tế khó có khả năng phục hồi mạnh trở lại như giai đoạn trước dịch. Đặc biệt tình hình kinh doanh một số lĩnh vực như lưu trú, du lịch, giải trí, hàng không... dự báo gặp nhiều khó khăn, nên nhìn chung mặt bằng giá cả mặt hàng thiết yếu dự kiến không có biến động. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, hiện Cục Quản lý giá đã xây dựng và lên kịch bản điều hành giá trong năm 2021, bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% Quốc hội đề ra. Cục Quản lý giá dự báo giá cả một số mặt hàng trong năm 2021 rất khó đoán định, do đó, thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá theo cơ chế thị trường để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Đồng thời, sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các dịch vụ công và hàng hóa quan trọng thiết yếu. Cục Quản lý giá cũng sẽ tiếp tục làm tốt vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ; theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, đặc biệt là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu để kịp thời đề xuất giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu, nhất là mặt hàng có nguồn cung bị thiếu hụt cục bộ do ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh và hàng hóa có nhu cầu cao dịp trước, trong và sau tết. Cục Quản lý giá trong năm 2021 sẽ chủ động công tác dự báo, tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; tăng cường thanh kiểm tra; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch thông tin về giá, để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường./. Minh Anh |