【ket quâ bong da】Các yếu tố nền tảng ủng hộ, VN

 人参与 | 时间:2025-01-13 02:56:46

Đây là nhận định về xu hướng chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam những tháng cuối năm của bà Trần Thị Khánh Hiền - Giám đốc Khối Nghiên cứu,ácyếutốnềntảngủnghộket quâ bong da Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.

Các yếu tố nền tảng ủng hộ, VN-Index có thể hướng tới mốc 1.320 điểm trong những tháng cuối năm
Bà Trần Thị Khánh Hiền - Giám đốc Khối Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán MB (MBS).

KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP TÍCH CỰC

PV:Thưa bà, dù các nhịp rung lắc khá mạnh, song thị trường chứng khoán (TTCK) trong nước đã cho thấy sự sôi động thời gian qua. Bà đánh giá thế nào về diễn biến thị trường kể từ đầu quý III tới nay?

Bà Trần Thị Khánh Hiền:Sau khi điều chỉnh giảm gần 100 điểm, chỉ số VN-Index đã lấy lại đà tăng từ cuối tháng 8. Tính từ đầu quý II cho đến nay, TTCK Việt Nam tăng +11,2% và đang chinh phục vùng điểm 1.240 - 1.250 điểm - đây cũng được xem là vùng đỉnh trong 1 năm qua.

Trong bối cảnh các nhà đầu tư thế giới đang lo ngại về triển vọng kinh tế Trung Quốc cũng như sự phân kỳ ngày càng lớn giữa chính sách tiền tệ của Mỹ và các ngân hàng trung ương châu Á, các chỉ số chứng khoán thế giới đều ghi nhận sự giảm điểm nhẹ, thì diễn biến của TTCK Việt Nam là tương đối khả quan. Các cổ phiếu thuộc nhóm tài chính, bất động sản, vật liệu xây dựng là những nhóm dẫn dắt đà tăng của thị trường.

Tuy nhiên, trái với sự tích cực của nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng khá mạnh mẽ trong quý III với khoảng 4.450 tỷ đồng.

Tôi cho rằng, diễn biến của TTCK Việt Nam chủ yếu được hỗ trợ bởi vĩ mô, mặc dù tình hình vẫn chưa khởi sắc hoàn toàn song các hoạt động kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong tháng 7 và tháng 8. Chỉ số PMI tháng 8 lần đầu tiên trong 6 tháng đã tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm, đánh dấu triển vọng khả quan cho hoạt động sản xuất trong những tháng tới.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư đang kỳ vọng vào việc kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết sẽ cải thiện hơn trong hai quý cuối năm, dựa trên nền thấp cùng kỳ năm ngoái cũng như chi phí vốn thấp hơn nhờ lãi suất hạ nhiệt.

Các yếu tố nền tảng ủng hộ, VN-Index có thể hướng tới mốc 1.320 điểm trong những tháng cuối năm
Dòng tiền nhà đầu tư cá nhân đang trở lại mạnh mẽ trên TTCK. Ảnh: Duy Dũng.

PV: Điểm số chưa nói lên được nhiều điều, tuy nhiên, thanh khoản đang có thấy tín hiệu tích cực. Có ý kiến cho rằng, thị trường đang tạo lại một mặt bằng thanh khoản mới, tốt hơn nhiều so với 2 quý đầu năm. Bà nghĩ sao về nhận xét này?

Bà Trần Thị Khánh Hiền:Đi cùng với đà tăng của chỉ số, thanh khoản trên cả 3 sàn cũng có sự khởi sắc khi liên tục xuất hiện nhiều phiên giao dịch “tỷ đô”. Mặc dù thanh khoản trung bình phiên trong 8 tháng đầu năm giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái, song trong 3 tháng gần đây, thanh khoản đã bắt đầu ghi nhận tăng trưởng dương. Thanh khoản trung bình phiên của cả ba sàn chứng khoán trong quý III cao hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái và hơn 68% so với hai quý đầu năm.

Đi cùng với đà tăng của chỉ số, thanh khoản trên cả 3 sàn cũng có sự khởi sắc khi liên tục xuất hiện nhiều phiên giao dịch “tỷ đô”. Thanh khoản trung bình phiên của cả ba sàn chứng khoán trong quý III cao hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái và hơn 68% so với hai quý đầu năm.

Tôi cho rằng, sự trở lại mạnh mẽ của dòng tiền nhà đầu tư cá nhân quay trở lại TTCK chủ yếu được yểm trợ bởi yếu tố xu hướng lãi suất giảm đã rõ nét. Sau 4 lần cắt giảm lãi suất điều hành, lãi suất đã giảm khoảng 150 - 200 điểm cơ bản so với đầu năm. Lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước hầu hết đã giảm xuống dưới 6%, gần tương đương với thời điểm Covid-19.

Bên cạnh đó, liên tục các chính sách khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như: hoãn thực thi Thông tư 06/2023/TT-NHNN; Nghị định 08/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cấp cho các ngân hàng thương mại…

Việc điều chỉnh này được đánh giá là rất kịp thời, đáp ứng yêu cầu cấp thiết tháo gỡ khó khăn về thanh khoản, tín dụng, thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh và phù hợp với thực tiễn, đồng thời cũng tăng mức độ lưu thông của các dòng vốn trên thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng.

DÒNG TIỀN SẼ HƯỚNG TỚI NHỮNG NHÓM NGÀNH NÀO?

PV:Xu hướng giảm lãi suất đã rõ, kinh tế tế vĩ mô dù chưa hồi phục mạnh nhưng đã tích hơn, lợi nhuận doanh nghiệp được cho là chạm đáy… Bà dự báo thế nào về xu thế dòng tiền thị trường trong thời gian tới? Dòng tiền sẽ hướng vào những nhóm ngành nào, thưa bà?

Bà Trần Thị Khánh Hiền: Nhìn từ đây về phía cuối năm, tôi cho rằng một số yếu tố sẽ định hình lên TTCK.

Đầu tiên là, nhiều ngành nghề sẽ có diễn biến tích cực dựa trên nền thấp của cùng kỳ năm ngoái như xuất khẩu, du lịch, hàng không… Trong tháng 8 vừa qua các nhà sản xuất ghi nhận số lượng đơn đặt hàng mới tăng lần đầu trong 6 tháng, trong khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng sau thời gian giảm kéo dài 5 tháng. Đà suy giảm của xuất nhập khẩu cũng chậm lại khi tăng 7,7% so với tháng trước.

Các nhóm ngành nghề là tâm điểm đầu tư trong những tháng cuối năm sẽ là những ngành được hưởng lợi rõ ràng từ sự vận động của chu kỳ kinh tế, bao gồm: Xuất khẩu, hàng không, du lịch, đầu tư công (bao gồm cả đầu xây dựng hạ tầng giao thông và hạ tầng năng lượng điện)...

Thứ hai, sau hàng loạt các quyết sách khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng, Chính phủ đang tập trung giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến pháp lý của các dự án ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Mặc dù tiến độ vẫn tương đối chậm, song đã ghi nhận được những tín hiệu tích cực ban đầu. Vì vậy, tôi cho rằng, mặc dù tình hình chưa thật sự khởi sắc song với các tín hiệu tích cực, thì thị trường bất động sản sẽ hỗ trợ cho TTCK trong thời gian tới.

Thứ ba, TTCK Việt Nam nói riêng cũng sẽ ghi nhận nhiều thông tin hỗ trợ trong thời gian tới. Sau nhiều năm chờ đợi thì hệ thống KRX cũng sắp được vận hành, hứa hẹn sẽ đưa TTCK lên một giai đoạn phát triển mới… từ đó rút ngắn con đường nâng hạng thành thị trường mới nổi của Việt Nam.

Tôi cho rằng, các nhóm ngành nghề là tâm điểm đầu tư trong những tháng cuối năm sẽ là những ngành được hưởng lợi rõ ràng từ sự vận động của chu kỳ kinh tế, bao gồm: Xuất khẩu, hàng không, du lịch, đầu tư công (bao gồm cả đầu xây dựng hạ tầng giao thông và hạ tầng năng lượng điện)...

Bên cạnh đó, tôi cho rằng ngành bất động sản và vật liệu xây dựng có thể đã qua thời điểm khó khăn nhất và có thể khởi sắc từ đầu năm 2024. Cuối cùng, các cổ phiếu ngành chứng khoán sẽ được hưởng lợi nhờ yếu tố thanh khoản và thông tin về hệ thống KRX.

Các yếu tố nền tảng ủng hộ, VN-Index có thể hướng tới mốc 1.320 điểm trong những tháng cuối năm
VN-Index có thể hướng tới mốc 1.320 điểm trong những tháng cuối năm. Ảnh: Duy Dũng.

PV:Bà dự báo thế nào về mốc VN-Index 1.300 điểm, mặc dù ngưỡng 1.250 điểm vẫn có sức cản khá lớn? Nhìn cho xu hướng cuối năm nay đầu năm sau, theo bà, đâu là yếu tố nhà đầu tư cần lưu tâm, thưa bà?

Bà Trần Thị Khánh Hiền:Kết hợp những yếu tố tích cực đã đề cập trên, tôi cho rằng, TTCK Việt Nam có thể hướng tới mốc 1.320 điểm trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, những nhịp điều chỉnh 50 – 100 điểm như trong tháng 8 vừa qua là hoàn toàn có thể xuất hiện. Vì vậy, nhà đầu tư cần cẩn trọng theo dõi những yếu tố bất lợi tác động đến thị trường như sau:

Thứ nhất, chỉ số CPI của Mỹ giảm từ đầu năm nay, song bất ngờ tăng nhẹ vào tháng 7 vừa qua dưới áp lực tăng của giá dầu và giá lương thực. Điều này dẫn đến nhiều dự báo nghiêng về xác suất Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản nữa vào tháng 11 tới, và xu hướng thắt chặt sẽ kéo dài đến nửa năm 2024. Do đó, những động thái của FED có thể gây tác động lên đồng USD cũng như các dòng vốn trên thị trường tài chính thế giới.

Thứ hai, sự phân cực ngày càng lớn giữa chính sách tiền tệ của Mỹ và ngân hàng trung ương các nước khu vực châu Á đã gây áp lực lên tỷ giá. Đại diện châu Á, Trung Quốc trong thời gian qua đã liên tục giảm lãi suất điều hành, nới lỏng các điều kiện tín dụng, nhằm kích thích tăng trưởng cũng như tìm cách cứu thị trường bất động sản trong nước.

Điều này đã đẩy đồng Nhân dân tệ mất giá gần 6% so với USD từ đầu năm đến nay. Tương tự, Việt Nam đồng, dưới tác động kép việc của đồng USD mạnh lên và Nhân dân tệ yếu đi, cũng đã mất giá gần 2% so với đầu năm.

Thứ ba, mặc dù vẫn trong tầm kiểm soát song lạm phát đang có xu hướng nhích lên trong tháng 8, dưới tác động của giá gạo và giá nhiên liệu. Giá gạo trong nước tăng cao theo giá gạo xuất khẩu do lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, Nga, UAE, xung đột chính trị và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino đã khiến thị trường gạo toàn cầu diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, giá dầu cho đến nay đã tăng 18% so với mức đáy vào tháng 6 và dự kiến sẽ duy trì ở mức trên 83 USD/thùng vào cuối năm. Nếu kết hợp cả hai yếu tố, lạm phát và tỷ giá tăng thì chính sách tiền tệ sẽ không còn nhiều dư địa để nới lỏng trong thời gian tới.

PV:Xin cảm ơn bà!

顶: 39踩: 88317