【kết quả bóng đá heidenheim】Bộ Tài chính đề nghị bổ sung mặt hàng cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất

时间:2025-01-11 22:43:36 来源:Empire777
bo tai chinh de nghi bo sung mat hang cam kinh doanh tam nhap tai xuatQuảng Ninh: Hàng tạm nhập,ộTàichínhđềnghịbổsungmặthàngcấmkinhdoanhtạmnhậptáixuấkết quả bóng đá heidenheim tái xuất giảm mạnh
bo tai chinh de nghi bo sung mat hang cam kinh doanh tam nhap tai xuatHàng tạm nhập tái xuất tại Hải quan Hải Phòng giảm mạnh
bo tai chinh de nghi bo sung mat hang cam kinh doanh tam nhap tai xuatTổng cục Hải quan tăng cường quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất
bo tai chinh de nghi bo sung mat hang cam kinh doanh tam nhap tai xuat
Hàng hóa XNK tại cảng Hải Phòng. Ảnh: N.Linh

Theo Bộ Tài chính, hàng hóa kinh doanh TNTX hiện nay được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Trong khi phế liệu là mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, mặt hàng đã qua sử dụng nhưng có đặc trưng của phế liệu như bao tải dứa, màng nhựa không có trong danh mục cấm, tạm ngừng kinh doanh TNTX, chuyển khẩu tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP và Thông tư 41/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương.

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh TNTX được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, Bộ Tài chính đề xuất Bộ Công Thương nghiên cứu, bổ sung mặt hàng đã qua sử dụng có đặc trưng của phế liệu như bao tải dứa, màng nhựa vào Danh mục phế liệu cấm kinh doanh TNTX.

Bên cạnh đó, để cơ quan Hải quan có cơ sở và thống nhất thực hiện nội dung quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương quy định rõ những mặt hàng nào là mặt hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam thuộc mặt hàng phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh TNTX hoặc trường hợp không quy định cụ thể thì đề nghị loại trừ hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam ra khỏi các trường hợp hàng hóa phải có giấy phép của Bộ Công Thương khi kinh doanh TNTX.

Ngoài ra, Bộ Công Thương xem xét, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý đối với hàng hóa là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất theo các hợp đồng thuê mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài theo hướng chỉ có thương nhân Việt Nam ký hợp đồng với bên nước ngoài được sử dụng hàng hóa tạm nhập đó đúng mục đích, không được cho các DN khác mượn, thuê lại hàng hóa đó.

Trước đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương, các cơ quan liên quan rà soát, chấn chỉnh hoạt động hoạt động kinh doanh kho ngoại quan, tạm nhập tái xuất (TNTX) theo hướng giảm các mặt hàng được phép kinh doanh TNTX và các doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp luật.

Để đảm bảo công tác quản lý hải quan, tháng 7/2019, Tổng cục Hải quan có văn bản chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, đảm bảo hàng hóa tạm nhập tái xuất được kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ khi tạm nhập đến khi thực tái xuất đúng quy định.

Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất theo đúng quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Nghị định 59/2018/NĐ-CP, Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan kể từ khi hàng hóa tạm nhập vào Việt Nam cho đến khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất, đảm bảo công tác quản lý hải quan đối với hoạt động tạm nhập tái xuất; kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm...

Tháng 8/2019, lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố rà soát, đánh giá tình hình hoạt động các kho ngoại quan trên địa bàn, đề xuất tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động các kho ngoại quan không đáp ứng đủ các điều kiện theo Nghị định 68/2016/NĐ-CP; đánh giá khó khăn, kiến nghị giải pháp quản lý kho ngoại quan.

Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát đối với loại hình hàng hóa gửi kho ngoại quan, trong đó chú trọng việc phối hợp giữa các đơn vị hải quan trong kiểm soát quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa; xác định một số lô hàng trọng điểm để tiến hành kiểm tra thực tế; kiểm tra đột xuất sổ sách và hệ thống quản lý kho ngoại quan để đánh giá tuân thủ; tăng cường áp dụng giám sát hải quan bằng niêm phong, thiết bị định vị GPS, hệ thống camera… Xử lý nghiêm các trường hợp có dấu hiệu lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại.

推荐内容