Đầu tư trở lại địa phương Trong điều kiện các nguồn lực để phát triển kinh tế còn chưa đủ mạnh,ăngthuếtàinguyênĐảmbảolợiíchNhànướkèo đá banh tối hôm nay tài nguyên là nguồn lực đóng vai trò quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế đất nước. Trong thời gian qua, sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác, chế biến tài nguyên đã cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào đáng kể cho các ngành sản xuất khác, góp phần ổn định dần sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Theo thống kê hàng năm, ngành công nghiệp khai khoáng đã đóng góp từ 10% - 12% GDP.
Trong khi hoạt động kinh doanh khai thác tài nguyên thu được lợi nhuận thì công tác quản lý tài nguyên chưa được thực hiện một cách hiệu quả, hoạt động khai thác tài nguyên diễn ra tràn lan, khai thác không phép, khai thác vượt phép, xuất khẩu nguyên liệu thô vẫn diễn ra. Hệ quả của nó là thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách, gây mất ổn định xã hội và ô nhiễm môi trường. Chính sách thuế tài nguyên nói chung và việc quy định mức thuế suất thuế tài nguyên nói riêng là một trong những công cụ cho thấy được tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế nói riêng và phát triển bền vững nói chung. Theo Bộ Tài chính, với mức thuế suất mới sẽ góp phần đảm bảo nguồn thu ngân sách để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương (xây dựng điện, đường, trường, trạm,...), đầu tư bảo vệ, phục hồi môi trường và nâng cao đời sống vật chất tinh thần người dân nơi khai thác, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt tại các địa phương ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Theo quy định của Luật Khoáng sản, hàng năm, căn cứ vào nguồn thu từ hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, Nhà nước dành một khoản từ ngân sách để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến; tạo điều kiện ổn định sản xuất và đời sống cho bộ phận nhân dân nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản xuất. Việc tăng thuế suất thuế tài nguyên như tại Nghị quyết thì dự kiến tăng thu ngân sách khoảng 2.279 tỷ đồng, sẽ là nguồn thu của ngân sách địa phương, sẽ góp phần ổn định sản xuất và đời sống của người dân nơi có khoáng sản, từ đó đảm bảo quyền lợi của người dân nơi có khoảng sản được khai thác. DN và người lao động cùng hưởng lợi Hiện nay, hoạt động khoáng sản có nhiều thành phần kinh tế với nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia. Trong những năm gần đây, số doanh nghiệp khai thác khoáng sản gia tăng nhanh về số lượng, từ 427 doanh nghiệp năm 2000 đến nay có khoảng 2.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, công nghệ sử dụng trong khai thác, chế biến khoáng sản còn khá lạc hậu so với thế giới. Do công nghệ lạc hậu, không ứng dụng được công nghệ chế biến sâu nên dẫn đến tình trạng xuất khẩu khoáng sản thô và tinh quặng tràn lan diễn ra tại một số địa phương. Mặc dù Chính phủ cấm xuất khẩu quặng thô nhưng thực tế tình trạng trên vẫn diễn ra trái phép. Số lượng các dự án chế biến sâu chưa nhiều, trình độ công nghệ chế biến chưa cao, chưa chú trọng đến chiều sâu, chưa đầu tư thích đáng cho công nghệ dẫn đến tổn thất lớn, việc xuất khẩu khoáng sản thô đã không phát huy được tối đa giá trị sản phẩm, từ đó giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn 2006-2012, tổng số lao động trong ngành khai thác khoáng sản khoảng 450.000 - 500.000 người, trong đó tập trung trong ngành khai thác than và khoáng sản kim loại màu khoảng 130.000 người, dầu khí khoảng 30.000 người (chỉ tính lao động trong khai thác và chế biến khí, gas và các sản phẩm từ khí, gas), ngành xi măng khoảng 15.000 người (chỉ tính lao động khai thác quặng, phụ gia phục vụ sản xuất xi măng). Số lao động còn lại tập trung trong các cơ sở khai thác khoáng sản tư nhân và nhỏ, lẻ ở địa phương. Việc tăng thuế suất thuế tài nguyên sẽ hạn chế các cơ sở khai thác nhỏ, lẻ, doanh nghiệp khai thác kém hiệu quả, dẫn đến một số lao động có thể mất việc làm. Tuy nhiên, việc tăng thuế suất thuế tài nguyên sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ khai thác hiện đại, đầu tư nhà máy và công nghệ chế biến sâu khoáng sản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó, sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm mới, ổn định cho người lao động, khuyến khích đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề để phù hợp với công việc, theo đó sẽ nâng cao đời sống của người lao động. Hơn nữa, việc tạo ra nhiều công ăn việc làm mới cho người lao động sẽ góp phần giải quyết thêm cho hàng loạt lao động dịch vụ kèm theo (thực tế hiện nay, một người lao động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản sẽ tạo thêm từ 2 đến 4 lao động dịch vụ kèm theo). Như vậy, mặc dù một số lao động trong các cơ sở khai thác nhỏ, lẻ, doanh nghiệp khai thác kém hiệu quả bị mất việc làm nhưng sẽ có hàng loạt công ăn việc làm được tạo ra do việc đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khác.
Minh Anh |