您现在的位置是:Thể thao >>正文

【ty so wap】Chàng trai Huế rạng danh trên đất Nga

Thể thao24921人已围观

简介Ít ai biết rằng để đạt được thành tích như thế, Thắng đã theo đuổi đam mê ngay từ khi còn ngồi ghế n ...

Ít ai biết rằng để đạt được thành tích như thế,àngtraiHuếrạngdanhtrênđấty so wap Thắng đã theo đuổi đam mê ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường ở Huế. Đường đến với xứ sở Bạch Dương với Thắng là hành trình vươn ra quốc tế, tìm sự kết nối với thế giới, đó cũng là cách đưa âm nhạc Việt Nam gần hơn về người yêu nhạc toàn cầu.

Chàng trai Huế Cao Đình Thắng rạng danh trên “đấu trường” âm nhạc Nga với giải thưởng âm nhạc danh giá ngay khi còn ngồi ghế nhạc viện Tchaikovsky

Chia sẻ với Thừa Thiên Huế Online vào ngày đầu năm mới 2019 với giải thưởng danh giá đó, Thắng tâm sự: “Mình cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi đạt được những giải thưởng này. Giải thưởng này sẽ là động lực giúp mình cố gắng hơn nữa trên con đường theo đuổi những thành công tiếp theo”...

- Chúc mừng Thắng với giải thưởng xuất sắc khi còn ngồi trên ghế giảng đường của học viện âm nhạc nổi tiếng thế giới. Thắng có thể nói qua về tác phẩm mà mình được giải?

Vừa qua, mình tham dự 2 cuộc thi toàn liên bang Nga. Một cuộc thi về sáng tác âm nhạc (vinh danh đại văn hào Lev Tolstoy) và một cuộc thi về phối khí cho dàn nhạc hơi.

Ở cuộc thi sáng tác toàn liên bang Nga, tác phẩm mà em gửi đi tham dự cuộc thi là tác phẩm viết cho piano, mang tên “Anna” (dựa trên tiểu thuyết Anna Karenina - Lev Tolstoy). Với tác phẩm này, em đạt giải Nhì cho hạng mục sáng tác dành cho piano, cùng với đó là giải thưởng đặc biệt theo bình chọn của “Radio of Russia”. Và mới đây, ở cuộc thi phối khí dành cho dàn nhạc hơi, em đạt giải Ba.

Để có giải thưởng như thế, mình vừa phải trau dồi kiến thức chuyên môn, song song đó là trau dồi kiến thức chung từ xã hội. Mình luôn phải củng cố kiến thức của cuộc sống để hỗ trợ cho cả bản thân lẫn nghề nghiệp.

- Bằng cách nào Thắng đến với bộ môn âm nhạc được nhiều người đánh giá rất gian nan?

Khó để nói rõ hết đam mê. Mình theo học âm nhạc từ bé, trước khi đến với ngành sáng tác, mình còn theo học chuyên ngành biểu diễn piano. Nói tóm lại, âm nhạc như một bữa ăn, hay một ly nước, không thể thiếu trong đời sống của mình. May mắn, mình nhận được sự ủng hộ từ gia đình, người thân và bạn bè. Tất cả luôn động viên, giúp đỡ và hỗ trợ khi mình cần. Vẫn biết là gian nan nhưng không có con đường nào, hành trình nào đi đến thành công mà không bước qua giai đoạn đó.

-  Những sáng tác của Thắng chuyên thể loại gì, và dành cho những loại nhạc cụ nào?

Đặc thù ngành học của mình như đã nói là sáng tác âm nhạc tại nhạc viện hàn lâm. Vì thế, mình có thể sáng tác rất nhiều thể loại, cũng như rất nhiều nhạc cụ. Cùng với đó mình còn sáng tác một số ca khúc và nhận viết nhạc cho một số bộ phim của đạo diễn tại Nga.

- Vậy một ngày Thắng dành bao nhiêu thời gian dành cho việc sáng tác, nghiên cứu âm nhạc?

Việc học của mình gắn liền với sáng tác, nó như một thể thống nhất với nhau. Nếu học mà không sáng tác thì chẳng khác gì nắm lý thuyết mà không thực hành, ngược lại nếu thực hành mà không nắm được những kỹ năng cơ bản thì như không. Vì thế, việc học và sáng tác luôn song hành, bổ trợ qua lại, không phải bây giờ mà có lẽ cả sự nghiệp dài sau này. Mình sáng tác bất cứ khi nào có cảm hứng. Nhưng cũng phải nói thêm không phải có cảm hứng mới sáng tác mà còn phải thường xuyên luyện kỹ năng viết nhạc để trau dồi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn.

Với Cao Đình Thắng âm nhạc là hành trình vươn ra quốc tế, tìm sự kết nối với thế giới, đó cũng là cách đưa âm nhạc Việt Nam gần hơn về người yêu nhạc toàn cầu

- Mọi người điều có thần tượng cho riêng mình, vậy còn Thắng?

Cũng như nhiều người khác, Thắng rất thần tường những nhạc sĩ nổi tiếng thế giới như nhạc sĩ mang tên trường Pyotr Ilyich Tchaikovsky mà mình đang theo học. Ngoài ra, còn có Sergei Vasilyevich Rachmaninoff, Achille Claude Debussy…

- Ngoài âm nhạc, Thắng có niềm đam mê nào khác?

Rất, rất nhiều là đằng khác. Thắng cũng như nhiều người mà, ai cũng có ham muốn, đam mê. Ngoài những giờ học, viết nhạc, mình thích tìm tòi điện ảnh và nhiếp ảnh, thích được làm phim. Còn nữa, thích chơi được nhiều môn thể thao và có thời gian rảnh là tập luyện để giữ gìn sức khỏe. Bên cạnh đó, công nghệ cũng là một đam mê.

- Tại sao Thắng chọn Nga để theo học bộ môn này mà không phải là một đất nước nào khác?

Mình mê bộ môn này từ lâu và khi nhận được thông báo tuyển sinh du học Nga của nhà nước về chuyên ngành sáng tác âm nhạc tại học viện âm nhạc quốc gia Moscow mang tên P.I.Tchaikovsky, lập tức mình đã đăng ký. Không lâu sau, không phụ lòng mọi người và sự cố gắng của bản thân mình đã được nhận vào học.

Nói về Học viện âm nhạc Moscow - P.I.Tchaikovsky mà mình theo học đó là một trong những “thánh địa” của âm nhạc hàn lâm trên thế giới. Đã có rất nhiều nghệ sĩ vĩ đại từng theo học tại đây, trong đó có những nhạc sĩ, nghệ sĩ lớn của thế giới, Việt Nam chúng ta cũng có những nghệ sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng từng theo học tại nhạc viện này như nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, nhạc sĩ Trọng Đài, …

Nói thêm một tí, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đối với em vừa là một người bác, vừa là một người thầy đáng kính. Thầy Đỗ Hồng Quân đã hỗ trợ và dạy cho em rất nhiều điều cả về chuyên môn lẫn cuộc sống.

- Nhiều người cho rằng bộ môn mà Thắng đang theo đuổi khá gian nan và không dễ phát triển ở Việt Nam, vậy còn Thắng nghĩ sao?

Đất nước đang cần thêm những đóng góp về văn học, nghệ thuật mang tính hàn lâm cao. Mình sẽ cố gắng phát triển nghề nghiệp để có thể đóng góp cho tổ quốc. Hy vọng những năm tháng được đào tạo, huấn luyện ở môi trường chuyên nghiệp như thế này sẽ là hành trang giúp mình vững vàng hơn trên con đường theo đuổi đam mê, sự nghiệp.

- Thắng có thể chia sẻ thêm một chút ước mơ về hành trình sắp tới?

Có rất nhiều dự định ở trước mắt. Nhưng tạm thời bây giờ Thắng muốn được tiếp tục theo học thêm về sáng tác âm nhạc, sáng tác nhạc phim và sản xuất âm nhạc, đây là những chuyên ngành em nghĩ, rất cần cho việc hoạt động nghệ thuật.

- Theo Thắng, khi bước vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp, người nghệ sĩ trẻ như bạn mong ước điều gì nhất?

Khi bước vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp, theo quan điểm của mình người nghệ sĩ trẻ cần giữ vững những đam mê, hoài bão, không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân mình về chuyên môn và kiến thức cuộc sống.

- Nếu có một lời mời từ Huế tham dự đêm biểu diễn Festival Huế chẳng hạn, Thắng nghĩ sao?

Em luôn sẵn sàng đóng góp cho quê hương và luôn tự hào về quê hương có bề dày về văn hoá, lịch sử của mình.

Festival toàn Nga là cuộc thi dành cho các dàn nhạc hơi và nghệ sỹ độc tấu nhạc cụ bộ hơi được tổ chức từ năm 2013 nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, cập nhật các phương pháp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục âm nhạc, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sáng tác, trao đổi thành tựu sáng tạo của các nhạc sỹ trẻ, giới thiệu các tác phẩm kinh điển và giáo dục nghệ thuật cho thanh niên.

Trong khuôn khổ festival năm nay do Cơ quan Liên bang Nga về các vấn đề thanh niên bảo trợ, đã diễn ra một số cuộc thi về trình diễn và sáng tác, họp báo và hội thảo bàn tròn với sự tham gia của các sinh viên, giáo viên, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chỉ huy dàn nhạc và trình diễn nhạc cụ thuộc bộ hơi.

Giải Ba mà Cao Đình Thắng dành được ở cuộc thi được cho là một thành tích không nhỏ, do không có giải Nhất ở nội dung này. Điều này khẳng định công sức, kiến thức, kết quả học tập, rèn luyện cùng khả năng sáng tác của Thắng trong những năm tháng theo học tại trường.

PHAN THÀNH – LÊ THỌ (Thực hiện)

Tags:

相关文章